Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  18
iconHôm nay :  855
iconHôm qua :  3701
iconLượt truy cập : 7834824
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Kế toán trong Doanh nghiệp dịch vụ Nhà Hàng, Khách Sạn

Kế toán trong Doanh nghiệp dịch vụ Nhà Hàng, Khách Sạn

Thứ năm, 16.08.2018 14:47

Trong thời gian hiện nay các hoạt động kinh doanh dịch vụ trở nên gia tăng, nhất là các loại hình kinh doanh về Nhà Hàng và Khách Sạn.

Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng các kế toán viên và yêu cầu kế toán thuộc lĩnh vực này cũng vô cùng đa dạng. Một số tóm lược đáng chú ý về loại hình hoạt động thương mại kinh doanh Nhà Hàng, Khách Sạn sẽ được Kế Toán Đức Hà nêu ra giúp cho các bạn có cái nhìn khái quát nhất về lĩnh vực này.

Kế toán trong Doanh nghiệp dịch vụ Nhà Hàng, Khách Sạn

1. Đặc điểm chung trong doanh nghiệp dịch vụ Nhà Hàng, Khách Sạn

Trước hết bạn phải phân biệt rõ hai lĩnh vực đó là Kế toán Khách Sạn và Kế toán tạii Nhà Hàng. Không thể gộp chung hai lĩnh vực này vào là một được bởi vì:

- Kế toán tại Khách Sạn

Kế toán Khách Sạn là một lĩnh vực không phức tạp như Kế toán Nhà Hàng, nhưng kế toán cũng cần chuẩn bị các kiến thức sau:

+ Hóa đơn bán ra đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ.

+ Hóa đơn mua vào là chi phí quản lý Doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet,…

+ Với Kế toán Khách Sạn thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì Nhà Hàng, Khách Sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí.

+ Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm.

- Nhà Hàng là một mô hình mà hiện nay các Doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm Kế toán Nhà Hàng không đơn giản như làm Kế toán Khách Sạn. Nếu bạn muốn làm tốt công việc Kế toán ở Nhà Hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? Vì mỗi một Nhà Hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của Nhà Hàng đó.

+ Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung.

+ Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn. Do vậy, cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.

2. Công việc của Kế toán Nhà Hàng, Khách Sạn cụ thể như sau:

2.1. Theo dõi hàng hoá xuất nhập:

- Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.

- Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.

- Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.

- Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của Doanh nghiệp.

- Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.

- Báo cáo kịp thời Giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

- Việc quan trọng nhất của Kế toán Nhà Hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân; Chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.

- Mỗi một hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm (Cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào).

- Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.

Kế toán trong Doanh nghiệp dịch vụ Nhà Hàng, Khách Sạn

2.2. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào:

- Nhận các báo giá của nhà cung cấp.

- Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.

- Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.

- Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hóa mua ngoài.

2.3. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng:

- Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.

- Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng Max đã quy định.

- Báo cáo và có hướng xử lý với Giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

2.4. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn:

- Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng/tuần theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hóa thực tế trong kho.

- Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hóa tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

2.5. Phối hợp kế toán thanh toán cho nhà cung cấp:Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

2.6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ:

- Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.

- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.

- Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.

- Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ.

- Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí.

- Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

- Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.

2.7. Lên báo cáo:

- Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm.

- Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.

- Lên báo cáo thuế.

- Lên báo cáo tài chính cuối năm.

Tư vấn kiến thức kế toán

Học kế toán

Hướng dẫn học kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu