Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  9
iconHôm nay :  1868
iconHôm qua :  3240
iconLượt truy cập : 7934428
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Những điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC ảnh hưởng đến DN như thế nào?

Những điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC ảnh hưởng đến DN như thế nào?

Thứ sáu, 10.07.2015 08:24

Ngày 01/01/2015 Thông tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực và áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC từ năm 2015 trở đi. Kế Toán Đức Hà sẽ chỉ ra một vài nhận định về những tác động của thông tư đến doanh nghiệp.

I. Những nội dung đổi mới trong thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Đơn vị hạch toán phụ thuộc

- Khi nhận vốn kinh doanh từ công ty mẹ phải hạch toán là “nợ phải trả” hoặc “vốn chủ sở hữu” (mục a, khoản 2, điều 8).

Thể hiện rõ bản chất của vốn góp, ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính

2. Tiền và các khoản tương đương tiền

- Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm “tiền gửi ngân hàng” mà phải phản ánh tương tự vay ngân hàng (mục d, khoản 1, điều 13).

Tăng khoản vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ số thanh khoản.

Những điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC ảnh hưởng đến DN như thế nào?

3. Chứng khoán kinh doanh

- Khi nhận chia cổ tức bằng cổ phiếu, doanh nghiệp chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính hoặc tăng giá trịkhoản đầu tư vào CTCP (mục d, khoản 1, điều 15).

Ngăn chặn doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tài chính bất hợp lý hoặc tăng tài sản đầu tư.

4. Hàng tồn kho

- Không áp dụng phương pháp LIFO “Nhập sau xuất trước”, chỉ áp dụng FIFO “Nhập trước xuất trước”, bình quân gia quyền và tồn kho đích danh (khoản 9, điều 23).

Trong môi trường lạm phát, doanh nghiệp áp dụng FIFO sẽ có COGS nhỏ hơn nhưng giá trị hàng tồn kho lớn hơn so với doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ lớn hơn so với doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền, tuy nhiên CFO của doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ nhỏ hơn.

Xuất kho nhằm mục đích khuyến mãi, quảng cáo (khoản 8, điều 23).

Hàng tặng phát miễn phí cho khách hàng: ghi nhận vào “chi phí bán hàng”

Hàng đính kèm sản phẩm: bản chất là giảm giá hàng bán, ghi nhận doanh thu và chi phí như bình thường.

Biên lợi nhuận gộp sẽ thay đổi tuy nhiên biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh không có sự khác biệt.

- Không vốn hóa lãi vay đối với nhà thầu xây lắp (mục g, khoản 1, điều 54).

Tăng chi phí lãi vay trong kỳ của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận, giảm các chỉ số sinh lời.

5. Bất động sản đầu tư

- Chi phí xây dựng bất động sản (BĐS) để bán (thành phẩm BĐS) ghi nhận vào “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, chi phí xây dựng BĐS để cho thuê hoặc làm văn phòng (TSCĐ hoặc BĐS đầu tư) ghi nhận vào tài khoản “xây dựng cơ bản dở dang” (mục đ, khoản 5, điều 27).

- BĐS đầu tư cho thuê hoạt động phải trích khấu hao, tuy nhiên BĐS đầu tư nắm giữ chờ tăng giá không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị và ghi nhận khoản tổn thất vào chi phí trong kỳ (mục 1.5, 1.6 khoản 1, điều 39).

Rõ ràng, minh bạch trong việc ghi nhận chi phí đầu tư xây dựng BĐS, từ đó xác định được mục đích sử dụng BĐS của doanh nghiệp để dự đoán các khoản chi phí, doanh thu và trích khấu hao trong tương lai.

6. Đầu tư vào công ty con

- Khi giải thể Công ty con, Công ty mẹ phải giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư, ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của Công ty con theo giá trị hợp lý tại ngày sát nhập vào Công ty mẹ. Phần chênh lệch giữa giảm khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào “doanh thu hoạt động tài chính” hoặc “chi phí hoạt động tài chính” (mục e, khoản 1, điều 41).

Đưa ra quy trình rõ ràng hơn, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng việc giải thể Công ty con để ghi nhận phần chênh lệch vào lợi thế thương mại hoặc thu nhập khác, chi phí khác, sai lệch về bản chất nghiệp vụ.

7. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Corporation Contract - BCC)

- Nếu BCC quy định các bên tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào Kết quả kinh doanh của hợp đồng, bản chất của hợp đồng là thuê tài sản nên phải ghi nhận theoquy định đối với hoạt động thuê tài sản (mục b, khoản 1, điều 44).

Doanh nghiệp sẽ phải ghi nhận nguyên giá tài sản đi thuê và trích khấu hao hàng năm (nếu được coi là bên đi thuê) hoặc ghi nhận khoản phải thu chưa thực hiện (nếu là bên cho thuê).

Ảnh hưởng đến dự phòng doanh thu hoặc khấu hao trong tương lai.

8. Dự phòng tổn thất tài sản

- Đối với khoản đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết bị lỗ, chỉ trích lập dự phòng trên BCTC mà không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu (mục b, khoản 1, điều 45).

Tăng chi phí dự phòng, không làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu khi chưa thực hiện việc thanh lý, chuyển nhượng khoản góp vốn vào Công ty liên kết.

9. Hồi tố do thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh sai sót trọng yếu từ năm trước

- Doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán (mục d, khoản 1, điều 74).

Tách bạch việc ghi nhận hồi tố, dựa vào đó người sử dụng BCTC có thể ước lượng được khoản hồi tố đã thực hiện và ảnh hưởng của khoản hồi tố lên kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

10. Ghi nhận doanh thu bán bất động sản của doanh nghiệp là chủ đầu tư

- Doanh nghiệp không được ghi nhận doanh thu bất động sản theo hợp đồng xây dựng và không được ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ trừ khi thỏa mãn điểm a, mục 1.6.5, khoản 1, điều 79.

- Nếu khách hàng có quyền chọn nhà thầu hoàn thiện nội thất, chủ đầu tư được ghi nhận doanh thu khi bàn giao phần thô (điểm b, mục 1.6.5, khoản 1, điều 79).

- Doanh nghiệp được ghi nhận đối với bất động sản phân lô bán nền sau khi đã bàn giao cho khách hàng thỏa mãn điểm c, mục 1.6.5, khoản 1, điều 79.

Quy định rõ ràng các điều kiện để ghi nhận doanh thu từ bán bất động sản, gắn doanh thu đi kèm với dòng tiền và chi phí thực tế

11. Doanh thu cho thuê tài sản

- Nếu doanh nghiệp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, doanh nghiệp phải thuyết minh trên BCTC để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần (mục 1.6.12, khoản 1, điều 79).

Giúp người sử dụng BCTC dự đoán được khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai.

12. Dự phòng hoàn nguyên môi trường 

- Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho các khoản chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng và ghi nhận vào chi phí trong kỳ trích lập.

Giá trị khoản dự phòng này có thể rất lớn và làm gia tăng đáng kể chi phí trong kỳ của doanh nghiệp, cụ thể là chi phí của năm tài chính 2015 khi doanh nghiệp trích lập dự phòng này lần đầu trong năm 2015 theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, Thông tư không nêu rõ liệu doanh nghiệp phải trích lập khoản dự phòng hoàn nguyên môi trường một lần hay có thể trích lập đều dần qua các năm thuê đất.

13. Chi phí xây dựng thành phẩm Bất động sản dở dang có thời gian hoàn thành ước tính hơn 12 tháng hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh

- Nếu doanh nghiệp phát sinh hoạt động này sẽ phải trình bày thành một khoản mục riêng trên Bảng cân đối kế toán.

Người sử dụng BCTC sẽ nhận biết giá trị các công trình xây dựng dở dang bị đình trệ.

14. Ghi nhận lãi phải thu từ các khoản cho vay

- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.

Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng, các phân tích khả năng sinh lời/hiệu quả đầu tư vào một (các) doanh nghiệp.

16. Thực hiện hồi tố do những thay đổi trong Thông tư 200/2014/TT-BTC

- Các doanh nghiệp là chủ đầu tư bất động sản (kể cả trường hợp tự thi công bất động sản) đã ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ, nếu công trình chưa hoàn thành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải sửa chữa sai sót do đã ghi nhận doanh thu và hồi tố Báo cáo tài chính.

Giảm doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản năm 2014, giảm dự báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ năm 2015.

- Các doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá phải điều chỉnh hồi tố Báo cáo tài chính để phản ánh khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đó ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

- Doanh nghiệp không tiếp tục trích khấu hao đối với Bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá và không phải hồi tố toàn bộ chi phí khấu hao lũy kế đã trích từ các kỳ trước.

Không làm thay đổi BCTC của quá khứ, giảm chi phí khấu hao của các năm sau.

II. Tác động của Thông tư 200/2014/TT-BTC lên quy trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp

1. Đơn vị tiền tệ

- Tất cả các doanh nghiệp đều được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán (nếu thoả mãn Điều 4) nhưng phải lập BCTC chuyển đổi theo VNĐ, kiểm toán BCTC VNĐ và sử dụng BCTC VNĐ là báo cáo pháp lý.

- Trước đây chỉ doanh nghiệp FDI được sử dụng ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán và BCTC bằng ngoại tệ được kiểm toán cũng là BCTC mang tính pháp lý.

2. Sổ kế toán

- Các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của minh.

- Không bắt buộc áp dụng 4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Nhật ký chứng từ và Chứng từ ghi sổ. Các doanh nghiệp áp dụng theo hình thức của phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.

3. Chứng từ kế toán

Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn. Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình.

4. Tài khoản kế toán

- Tôn trọng bản chất hơn hình thức (Ví dụ: Khi phát sinh giao dịch mua bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ, Doanh thu và giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại đơn vị phụ thuộc nếu sự luân chuyển tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ).

- Hạch toán cho mục đích kế toán sẽ có sự phân biệt rõ với mục đích thuế (Ví dụ:thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ bản chất là thuế gián thu. Vì vậy, trên sổ kế toán có thể tách ngay thuế tại thời điểm ghi nhận doanh thu hoặc định kỳ mới điều chỉnh trên sổ kế toán nhưng trong mọi trường hợp, chỉ tiêu doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trên báo cáo Kết quả kinh doanh đều không bao gồm thuế gián thu).

- Tách biệt kỹ thuật ghi chép kế toán và trình bày BCTC (Ví dụ:các tài khoản hạch toán không phân biệt ngắn hạn, dài hạn mà chỉ phân biệt ngắn hạn, dài hạn dựa trên thời hạn còn lại của tài sản, nợ trên Bảng cân đối kế toán).

Cập nhật tối đa các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS, IFRS) (Ví dụ: bổ sung quy trình đánh giá giảm giá trị tài sản - impairment asset - đối với một số khoản đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư, thiết kế lại toàn bộ các tài khoản đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế như tài khoản “ chứng khoán kinh doanh”, “đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”).

- Bỏ, thêm và thay đổi một số tài khoản (Phụ lục 1).

- Bỏ toàn bộ tài sản ngoài Bảng cân đối kế toán.

LINK DANH SÁCH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC:   Danh sách hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu