Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  10
iconHôm nay :  4821
iconHôm qua :  4765
iconLượt truy cập : 8529551
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Kế toán trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Kế toán trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Thứ bảy, 05.09.2015 09:22

Trong lĩnh vực Vận tải, chi phí (CP) nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định CP nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Về tỷ lệ CP nhiên liệu so với doanh thu thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Phương tiện: Loại xe, Tải trọng, Năm SX, Nước SX;

- Cung đường vận chuyển: Đồng bằng, miền núi, đường sông;…

- Cự ly vận chuyển;

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển;

- Tính chất hàng hóa vận chuyển (Vận chuyển gỗ, nhưng gỗ cây sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm; vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô).

Khi tiến hành lập định mức Nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường thì ta căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển.

Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đó cú, ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp Dịch vụ vận tải.

Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng vận chuyển, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng .

Kế toán trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Ví dụVận chuyển gỗ cây từ Hà Giang đi Hà Nội, số lượng: 178m3 …

+ Hàng hóa vận chuyển: gỗ cây

+ Cự ly vận chuyển Hà Giang - Hà Nội: xấp xỉ 450km

+ Khối lượng vận chuyển: 178 m3

+ Phương tiện vận chuyển: đầu kéo romooc,

Từ đó, Chi phí nhiên liệu được tính như sau :

+ Xác định số chuyến vận chuyển: Khối lượng Hàng hóa vận chuyển/ Tải trọng phương tiện.

+ Số KM xe chạy: số chuyến vận chuyển * Cự ly vận chuyển * 2 (Tính cả đi và về) + Dự kiến số KM quay đầu phương tiện

+ Lượng nhiên liệu sử dụng: Số KM xe chạy * Định mức + Hao hụt (Do rơi vòi từ bơm rót, từ bảo trì, bảo dưỡng...)
Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ (Trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể).

Chi phí nhân công:Tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe).

Chi phí Sản xuất chung: Nếu ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng

+ Chi phí xăm lốp (Nếu có): Cũng phải được định mức (Theo số KM vận chuyển).

+ Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện.

+ Các khoản chi bảo trỡ, bảo dưỡng (Khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …).

+ Các khoản phí, lệ phí: giao thông, đường bộ, bến bói, đăng kiểm, bảo hiểm…

+ Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ.

+ Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật.

+ Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa.

+ Chi phí khấu hao.

Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất để tính giá thành Dịch vụ vận tải, mà với cách tính đó, cơ quan thuế sẽ chấp nhận kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Phần còn lại tùy thuộc vào nhận thức, mức độ hiểu biết của mỗi người về lĩnh vực mà mình đang làm để sao cho, khi lập hệ thống định mức nhiên liệu, xăm lốp thì hệ thống định mức phải phù hợp với thực tế kinh doanh , phù hợp với năng lực vận tải của Doanh nghiệp mình, và nhất là phải thuyết phục được tính thực tế của nó với cơ quan thuế.

Kế toán trong lĩnh vực vận tải đường bộ

Một vài chia sẻ của Kế toán Đức Hà:

+ Về nhiên liệu: Không nên ghi qua TK 142 mà hãy ghi trực tiếp vào TK 154, và nếu ghi như thế sẽ làm sổ kế toán trở nên phức tạp không cần thiết. 

+ Việc trích trước CP sửa chữa thì được luật cho phép, nhưng với Doanh nghiệ nhỏ ít phương tiện và CP sửa chữa phát sinh không lớn thì không cần phải trích trước. Khi thực tế việc sửa chữa phát sinh, căn cứ hóa đơn chứng từ mà ta ghi nhận vào CP trong kỳ hay phân bổ.

+ Để tạm nộp thuế TNDN mà trong trường hợp quyết toán bị lỗ, thì coi như ta nộp thừa cho năm đó. Việc tạm tính thì có lời nhưng quyết toán bị lỗ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như trong kỳ tạm tính ta chưa tập hợp được hết mọi chi phí phát sinh…

Cách hạch toán Công ty dịch vụ vận tải; Nguyên tắc hạch toán và cách định khoản như sau:

Vận tải là Dịch vụ có tính chất sản xuất, thực hiện chức năng chủ yếu là vận chuyển hàng hóa, hành khách và xếp dỡ hàng hóa.

1. Kế toán chi phí Kinh doanh (CPKD) vận tải gồm:

- Tiền lương của lái xe, phụ xe.

- Trích BHXH, BHYT, BHTN trên tiền lương.

- Nhiên liệu.

- Vật liệu phụ.

- CP xăm lốp.

- CP sửa chữa phương tiện.

- CP khấu hao phương tiện.

- CP CCDC.

- CP dịch vụ mua ngoài.

- Các khoản CP khác.

2. Đối tượng tập hợp Chi phí kinh doanh vận tải được tập hợp theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành vận chuyển hành khách hay hàng hóa.

3. Phương pháp tập hợp chi phí: Có 2 Phương pháp là trực tiếp và gián tiếp.

- CP nguyên liệu: Tính theo Phương pháp gián tiếp tức là: Căn cứ vào số Km xe chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định tổng nhiên liệu tiêu hao theo công thức: Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x Định mức tiêu hao.

Một số Doanh nghiệp thực hiện khoán CP nhiên liệu cho lái xe thì nhiên liệu tiêu hao được xác định trên cơ sở Hợp đồng khoán và thanh lý hợp đồng khoán.

- CP nhân công trực tiếp: Là tiền lương phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các khoản BHXH, BHYT,…

- CP xăm lốp xe: Gồm CP mua, sửa chữa xăm lốp. Đây là 1 khoản CP phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, vì thế khoản CP này sẽ tiến hành trích trước.

Cách xác định như sau: Số tiền trích trước = Tổng sốtiền mua, sửa xăm lốp/ Số tháng sử dụng ước tính (Thường là 1 năm)

- CP khấu hao phương tiện(KH TSCĐ)

- CP khác: CP nguyên liệu phụ, công cụ dụng cụ để sửa xe, điện thoại, CP quản lý đội xe, vé cầu đường,… những CP này được coi là CP sản xuất chung.

CÁCH HẠCH TOÁN

- Mua xăng dầu, nhiên liệu:

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112, 331

- Xuất kho nhiên liệu cho xe:

Nợ TK 621 (Nếu theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC là TK 1541)

      Có TK 152

- Trường hợp khoán nhiên liệu cholái xe:

+ Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu:

Nợ TK 141

      Có TK 1111

+ Cuối kỳ thanh lý Hợp đồng khoán:

Nợ TK 621

Nợ TK 133

      Có TK 141

- Kết chuyển toàn bộ CP nhiên liệu trong kỳ:

+ Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (Thay thế bằng Thông tư 200/2014/TT-BTC):

Nợ TK 154

      Có TK 621

+ Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC:

Nợ TK 154

      Có TK 152

CHI PHÍ NHÂN CÔNG

- Tính lương lái xe:

Nợ TK 622 (TK 15412)

      Có TK 334

- Trích BHXH, BHYT, BHTN:

Nợ TK 622 (TK 15412)

      Có TK 3383

      Có TK 3384

      Có TK 3388

- Trả lương:

Nợ TK 334

      Có TK 1111, 112

CHI PHÍ KHẤU HAO PHƯƠNG TIỆN (KH TSCĐ)

Nợ TK 627 (Nợ TK 15413)

      Có TK 214

CHI PHÍ KHÁC

Nợ TK 627 (Nợ TK 15418)

      Có TK111,112,331

TRÍCH TRƯỚC CHI PHÍ XĂM LỐP

- Khi mua hoặc sửa lốp:

Nợ TK 142

      Có TK 1111, 1121

- Phân bổ (12 tháng):

Nợ TK 627 (TK 15413)

      Có TK 142

- Ngoài ra cần có CP Quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112

DOANH THU

- Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách:

Nợ TK 131, 111, 112

      Có TK 511

      Có TK 33311

- Nếu có chiết khấu, giảm giá:

Nợ TK 521

Nợ TK 33311

      Có TK 111, 112, 131

CUỐI KỲ KẾT CHUYỂN

- Kết chuyển CP vào giá vốn :

+ Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (Thay thế bằng Thông tư 200/2014/TT-BTC):

Nợ TK 154

      Có TK 621

      Có TK 622

      Có TK 627

+ Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì ngay từ đầu đã hạch toán Nợ TK 154

- Tập hợp giá vốn:

Nợ TK 632

      Có TK 154

- Kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 911

      Có TK 632

- Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 511

      Có TK 911

- Kết chuyển CP Quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 911

      Có TK 642

- Xác định kết quả Kinh doanh:

+ Lỗ :

Nợ TK 421

      Có TK 911

+ Lãi:

Nợ TK 911

      Có TK 421

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu