Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  9
iconHôm nay :  388
iconHôm qua :  4765
iconLượt truy cập : 8525118
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › 4 Chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

4 Chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

Thứ sáu, 13.11.2015 14:16

Chỉ số tài chính giúp Nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các Báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của Doanh nghiệp cũng như giúp Nhà đầu tư, các Chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp. Trong bài viết này, giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng.

Biết tính toán và sử dụng các Chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với Nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với Nhà đầu tư cũng như với chính bản thân Doanh nghiệp và các chủ nợ. Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta  so sánh các mặt khác nhau của các Báo cáo tài chính trong một Doanh nghiệp với các Doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.

4 Chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

Có 4 loại Chỉ số tài chính quan trọng:

- Chỉ số thanh toán: Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một Doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?

- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy Doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào? Trong các Chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “Lợi nhuận hoạt động” và ”Hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của Doanh nghiệp, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy Doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào

- Chỉ số rủi ro: Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập (Ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau). Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp (Ví dụ như việc sử dụng nợ).

- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và Nhà đầu tư để xem xét xem Doanh nghiệp đáng giá đến đâu và cho phép các Chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

I. CHỈ SỐ THANH TOÁN

1. Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Đây là chỉ số đo lường khả năng Doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của Doanh nghiệp bị cột chặt vào “Tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

2. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn

3. Chỉ số tiền mặt

Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của Doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.

Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn

4. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)

Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nội bộ các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các Nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của Doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

5. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà Doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy Doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các Doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể Doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì Doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là Doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

Trong đóCác khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

6. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng

Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu

7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.  Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy Doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong Doanh nghiệp. Có nghĩa là Doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng Doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + Hàng tồn kho năm nay)/2

8. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho

9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số này cho biết Doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của Nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của Doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ

Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + Phải trả năm nay)/2

10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable Turnover Ratio)

Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả

4 Chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản

II. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG

II.1. Lợi nhuận bán hàng

1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)

Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong Doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần

Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)

Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần

4. Biên EBT

Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động Doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu

5. Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu

6. Biên lợi nhuận phân phối

Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.

Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu

Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi

II.2. Lợi nhuận đầu tư

1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính

ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình

Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + Tổng tài sản hiện hành)/2

2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)

Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.

ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + Vốn cổ phần thường hiện tại)/2

3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)

Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân

Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước + Tổng vốn cổ phần hiện tại)/ 2

4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital)

Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của Doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ.

ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

II.3. Hiệu quả hoạt động

1. Vòng quay tổng tài sản

Chỉ số này đo lường khả năng Doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: Với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì Doanh nghiệp sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các Doanh nghiệp khác.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình

2. Vòng quay tài sản cố định

Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định.

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình

3. Vòng quay vốn cổ phần

Chỉ số này đo lường khả năng Doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (Bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, Doanh nghiệp sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.

Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu