Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  9
iconHôm nay :  2709
iconHôm qua :  3362
iconLượt truy cập : 8522674
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Tăng thuế nhập khẩu gang thỏi từ 0% lên 3%

Tăng thuế nhập khẩu gang thỏi từ 0% lên 3%

Thứ tư, 07.12.2016 09:53

(TBTCO) - Bộ Tài Chính dự kiến tăng thuế suất, thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với mặt hàng gang thỏi từ 0% lên 3%, để vừa đảm bảo hỗ trợ DN sản xuất gang trong nước, vừa không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động SXKD của DN sản xuất phôi thép.

Bộ Tài chính cho biết, mức thuế được đề xuất thấp hơn khung thuế suất theo cam kết WTO của mặt hàng Gang thỏi thuộc nhóm 72.01 hiện từ 0 - 5%.

Chi tiết mức thuế này được Bộ Tài chính công bố tại dự thảo thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thuộc nhóm 72.01 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Tăng thuế nhập khẩu gang thỏi từ 0% lên 3%

Trước đó Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị tăng mức thuế nhập khẩu mặt hàng gang thỏi từ mức thuế suất 0% hiện hành lên mức tối đa theo cam kết WTO là 5% của Công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam, Doanh nghiệp FDI vốn Hàn Quốc.

Công ty TNHH Thép Dongbu cho biết hiện đang cùng một số Công ty sản xuất gang thép trong nước chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Kiến nghị tăng thuế là để giúp duy trì sự tồn tại của ngành luyện gang thỏi trong nước, do thời gian dự kiến hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục cần thiết sẽ kéo dài.

Theo kiến nghị, Doanh nghiệp FDI vốn Hàn Quốc này hiện là chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất gang thỏi công suất 242.000 tấn/năm tại thành phố Hải Phòng. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm gang thỏi dùng cho luyện thép, đúc gang có mã HS là: 72.01.

Kể từ khi nhà máy đi vào sản xuất chính thức tháng 5/2015 đến nay, sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả từ gang thỏi nhập khẩu. Giá gang thỏi trên thị trường trong nước liên tục sụt giảm từ 6 triệu đồng/tấn xuống còn 4,4 triệu đồng/tấn, trong khi việc giảm giá các nguyên liệu vật tư đầu vào chỉ giúp giảm được khoảng 500 nghìn đồng/tấn giá thành. Nhà máy của Công ty cũng như các nhà máy luyện gang thỏi khác trong nước đã và đang chịu thua lỗ lớn, một số nhà máy đã phải đóng cửa.

Hiện tổng nhu cầu trong nước đối với gang thỏi chỉ vào khoảng 400 nghìn tấn/năm với gang luyện thép và 55 nghìn tấn/năm với gang đúc, nhưng công suất luyện gang trong nước đã vượt hơn khá nhiều.

Còn theo tổng hợp từ Bộ Tài chính, trong nước có 6 Doanh nghiệp sản xuất gang thỏi với tổng công suất 604.000 tấn gang thỏi/năm. Tuy nhiên hiện chỉ còn có 3 Công ty hoạt động gồm: Công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam (công suất 242.000 tấn/năm), Công ty cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên (công suất 45.000 tấn/năm), Công ty cổ phần Phú Sơn (công suất 15.000 tấn/năm), còn  3 Công ty còn lại đã đóng cửa [(gồm Công ty liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên (công suất 242.000 tấn/năm), Công ty CP sản xuất gang Hoa Trung (công suất 20.000 tấn/năm), Công ty TNHH Nhật Phát (công suất 40.000 tấn/năm)].

Nếu tính tổng công suất sản xuất gang thỏi của 6 nhà máy đạt 604.000 tấn/năm, đáp ứng thừa nhu cầu trong nước. Còn nếu chỉ tính các Công ty đang hoạt động thì tổng công suất sản xuất đạt 302.000 tấn gang/năm, đáp ứng được khoảng 66% nhu cầu trong nước. 

Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 của mặt hàng gang thỏi thuộc nhóm 72.01 đạt 25,7 nghìn tấn, trị giá 10 triệu USD; năm 2015 đạt 58,9 nghìn tấn (tăng 2,29 lần so với năm 2014), trị giá đạt 17,3 triệu USD (tăng 1,7 lần so với năm 2014). Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN, Nga, Hàn Quốc,...

Tuy nhiên xét về tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng gang thỏi năm 2014 đạt 25,7 ngàn tấn, chỉ chiếm khoảng 6% tổng nhu cầu trong nước; năm 2015 đạt 58,9 ngàn tấn, chiếm khoảng 13%. Như vậy, nếu tính năng lực sản xuất trong nước như hiện tại và số lượng nhập khẩu theo số liệu năm 2015 thì mới đạt 361 nghìn tấn, đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước. Do vậy các Doanh nghiệp trong nước vẫn có thể tăng năng suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Giá nhập khẩu bình quân năm 2014 đạt 392USSD/tấn, tương đương 8,6 triệu đồng/tấn, năm 2015 đạt 292USD/tấn, tương đương  6,4 triệu đồng/tấn, giảm 25% so với năm trước.

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích như trên, Bộ Tài chính cho biết, kiến nghị đề nghị tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng gang thỏi thuộc nhóm 72.01 nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của Doanh nghiệp là có cơ sở.

Tăng thuế nhập khẩu gang thỏi từ 0% lên 3%

Tuy nhiên, hiện một số Doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước vẫn nhập khẩu gang thỏi về để làm nguyên liệu sản xuất, do vậy trường hợp tăng thuế nhập khẩu gang thỏi cũng sẽ ảnh hưởng đến đầu vào của các Doanh nghiệp này. Trong khi đó, theo phản ảnh của Hiệp hội Thép cũng như một số Doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước thì thì hiện nay các Doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, nguồn nhập khẩu của mặt hàng gang thỏi từ các nước được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt ATIGA, AKFTA là 0% chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu 12,7 triệu USD/17,3 triệu USD.

Vì vậy Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với mặt hàng gang thỏi từ 0% lên 3% (Không tăng lên bằng mức cam kết WTO là 5% theo như kiến nghị của Doanh nghiệp) để vừa đảm bảo hỗ trợ Doanh nghiệp sản xuất gang trong nước, vừa không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sản xuất phôi thép.

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu