Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  9
iconHôm nay :  2012
iconHôm qua :  2902
iconLượt truy cập : 7931332
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016

Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016

Thứ bảy, 12.12.2015 15:44

Đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với toàn xã hội. Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016 là lương và phụ cấp lương của người lao động.

Những thay đổi về mức lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ 01/12/2015.

Kế toán Đức Hà chia sẻ với các bạn quy định Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/2016 là lương và phụ cấp lương, cụ thể như sau:

Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016

Theo quy định tại Điều 4, Khoản 1, Điểm 1.1 Quyết định 959/QĐ-BHXH về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với Doanh nghiệp là:

1.1 Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kế cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định về pháp luật lao động;

1.2 Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng tới dưới 3 tháng (Thực hiện từ ngày 01/01/2018).

Theo quy định trên, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là lao động có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.

* Từ 01/01/2016 tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương;

* Từ 1/1/2018, đối tượng tham gia BHXH bắt  buộc là lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.

2. Mức lương tham gia BHXH bắt buộc

Theo Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.1 Quyết định 959/QĐ-BHXH có quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm của Doanh nghiệp như sau:

2.1 Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

* Từ 1/1/2016 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động

* Từ 1/1/2018 trở đi mức lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của Pháp luật lao động

Theo quy định trên:

* Từ năm 2016, mức lương đóng BHXH là lương và phụ cấp theo lương.

* Từ năm 2018 mức lương đóng BHXh là lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

3. Mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động

Theo quy định tại Điều 3, Khoản 1 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao độngĐiều 7, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

b. Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

c. Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (Không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo quy định trên, Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể như sau:

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kinh nghiệm;

Phụ cấp nhà ở;

Phụ cấp lưu động;

Phụ cấp khu vực;

Phụ cấp thu hút lao động;

Phụ cấp khuyến khích lao động;

Cùng với yêu cầu các người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm bắt  buộc cho người lao động, thì mức đóng bảo hiểm từ năm 2016 cũng có những thay đổi.

Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2016

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2016 như sau:

1. Quỹ Bảo hiểm xã  hội

- Theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì tỷ lệ đóng BHXH là 26%. Trong đó người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao động đóng 18% (Trong đó 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ, BNN; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

2. Quỹ Bảo hiểm y tế và bảo  hiểm thất nghiệp

- Theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT thì tỷ lệ đóng BHYT là 4,5% (Trong đó người lao động đóng 1,5%; người sử dụng lao động đóng 3%).

- Theo quy định của Luật Việc làm thì tỷ lệ đóng BHTN là 2% (Trong đó người lao động đóng 1%; người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương tháng); Ngoài ra ngân sách nhà nước trung ương hỗ trợ tối đa không quá 1% tiền lương tháng đóng BHTN.

- Như vậy, nếu không tính phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì tổng tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 theo văn bản quy định hiện hành là 32,5%, trong đó đơn vị sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng.

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu