Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  5
iconHôm nay :  1514
iconHôm qua :  3701
iconLượt truy cập : 7835483
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › 34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

Thứ ba, 14.05.2019 09:29

Kỹ năng lập Báo cáo tài chính & Quyết toán thuế là những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

Tuy nhiên trong quá trình lập Báo cáo tài chính và quyết toán thuế sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do vậy các kế toán cần ghi nhớ 34 lưu ý dưới đây để lập Báo cáo tài chính chính xác.

34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

I. Một số vấn đề lưu ý khi lập Báo cáo tài chính & Quyết toán Thuế TNDN, TNCN năm:

1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính

1.1. Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp

Nợ TK 6422/6425           Có TK 3338/3339

1.2. Chi tiền nộp thuế môn bài

Nợ 3338/3339                 Có 111/112

2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm

2.1. Trường hợp có lãi ghi:

Nợ TK 4212                    Có TK 4211

2.2. Trường hợp lỗ ghi:

Nợ TK 4211                    Có TK 4212

3. Tính và nộp Thuế TNDN tạm tính => Hạch toán

- Căn cứ số Thuế TNDN phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định:

Nợ TK 8211                    Có TK 3334

- Khi nộp tiền Thuế TNDN vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334                    Có TK 111, 112,…

- Cuối năm, khi xác định số Thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:

+ Nếu số Thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số Thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 3334                    Có TK 8211

+ Nếu số Thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số Thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 8211                    Có TK 3334

+ Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về Thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334                    Có các TK 111, 112

4. Nguồn tiền mặt: Thường các chủ Doanh nghiệp bỏ tiền tùi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt => Hợp đồng mượn tiền của Chủ Doanh nghiệp để bù đắp vào.

5. Tiền ngân hàng: Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu Sao kê và Sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.

6. Thuế GTGT khấu trừ:

- Kiểm trả xem số dư ở Chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/Năm hoặc quý 4/Năm so với Số dư ở TK 1331 như thế nào?

- Thông thường nếu hóa đơn tháng/quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả bằng nhau.

- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý => Số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng Số dư ở Chỉ tiêu 43.

7. Công nợ phải thu phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cho đến hết 31/12/Năm

8. Tiền tạm ứng: Kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa dùng hết.

34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

9. Hàng tồn kho:

- Kiểm tra hàng nhập đã chuẩn chưa? Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?

- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.

- Lập dự phòng gì không?

10. Phân bổ chi phí trả trước

- Đã phân bổ chưa?

- Loại chi phí nào hợp lý? Chi phí nào không hợp lý?

11. Tài sản cố định

- Đã khấu hao chưa?

- Chi phí khấu hao nào hợp lý? Chi phí nào chưa hợp lý.

12. Thuế phải nộp

- Thuế môn bài? Hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?

- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?

- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.

- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211/Có 3334, Nợ 3334/Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm.

- Thuế khác?

13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, Chi phí công đoàn, Thuế TNCN

- Hạch toán lương chưa?

- Đã trích các khoản theo lương chưa?

- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã được chưa?

14. Các khoản tiền vay, mượn: Kiểm tra lại kỹ để hoàn trả.

15. Doanh thu

- Doanh thu nào chịu Thuế TNDN? Doanh thu nào không?

- Doanh thu bán hàng?

- Doanh thu tài chính?

- Doanh thu khác?

16. Giá vốn

- Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?

- Căn cứ để tính giá thành là gì? Có vượt định mức cho phép không?

- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?

17. Chi phí

- Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?

- Chi phí bán hàng?

- Chi phí quản lý?

- Chi phí lãi vay (Tài chính)?

- Chi phí khác?

18. Kết chuyển doanh thu chi phí: Kế toán kiểm tra xem đã kết chuyển hết chưa? Tài khoản từ Loại 5 đến Loại 9 không có số dư cuối kỳ.

19. Lập Quyết toán thuế TNDN => Xác định số thuế phải nộp.

20. Lập Quyết toán Thuế TNCN => Xác định số thuế phải nộp.

34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

21. Căn cứ vào Quyết toán Thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm

21.1. Số thuế phái nộp theo quyết toán = Số thuế đã tạm tính 4 quý => Không làm gì thêm.

21.2. Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn Số thuế tạm tính 4 quý => Hạch toán thu thêm thuế: Nợ 8211/Có 3334

21.3. Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý => Hạch toán: Nợ 3334/Có 8211

22. Căn cứ quyết toán Thuế TNCN => điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm.

23. Kết chuyển TK 8211 => TK 911; Kết chuyển TK911 => TK 4212.

24. Lập Báo cáo tài chính => Xong.

25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.

26. Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm sau nhớ đính kèmPhụ lục 03-2A.

Phụ lục này có 2 tác dụng:

- Nếu năm nay lãi thì trên Phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột “Số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này".

- Nếu năm nay lỗ thì trên Phụ lục cột “Số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.

27. Lưu ý phần điều chỉnh tăng Tổng lợi nhuận trước Thuế TNDN do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế

- Gõ từ Chỉ tiêu B2 cho tới B7.

- Đặc biệt chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính Thuế TNDN, nhớ gõ vào Chỉ tiêu B4.

28. Lưu ý phần điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước Thuế TNDN; Phần đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm nay nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế: Gõ vào Chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.

29. Lưu ý thuế suất Doanh nghiệp đang áp dụng là bao nhiêu để gõ thu nhập tính thuế vào các Cột C7, C8, C9 tương ứng.

30. Doanh nghiệp có ưu đãi về thuế nhớ chọn Phụ lục 03-3A; Lưu ý các chỉ tiêu từ C11 đến C15.

34 Lưu ý khi làm Báo cáo tài chính và Quyết toán thuế

31. Nhớ gõ số tiền Thuế TNDN đã tạm tính và đã nộp vào NSNN của 04 quý của năm nay vào cột E1:

Căn cứ pháp lý: Thông 78/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC,…

32. Vấn đề giảm trừ bản thân

- Người lao động ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng.

- Ai được Doanh nghiệp quyết toán thay (Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay): Giảm trừ bản thân 12 tháng.

- Số còn lại (Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc).

33. Về vấn đề giảm trừ người phù thuộc

- Người lao động ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên thì giảm trừ người phụ thuộc 3.600.000 đồng/tháng

- Giảm trừ tính từ khi phát sinh nuôi dưỡng.

34. Về vấn đề Cam kết 02 để không phải khấu trừ thuế

- Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng khi Doanh nghiệp chi trả nếu:

+ Mỗi lần chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải khấu trừ Thuế TNCN.

+ Mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì khấu trừ 10% Thuế TNCN. Nếu không muốn khấu trừ 10% Thuế TNCN thì làm Cam kết 02 theo Thông tư 92/2015/TT-BTC; Nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108 triệu đồng và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết.

* Lưu ýCam kết 02 nếu có duy nhất Thu nhập chứ không phải hiểu là Thu nhập duy nhất 1 nơi.

Căn cứ pháp lýThông tư số 111/2013/TT-BTC; Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng dẫn học kế toán

Học kế toán thực tế

Kế toán Đức Hà
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu