Quy trình kiểm tra thuế mới 2015
Thứ sáu, 22.05.2015 16:08Tổng cục Thuế vừa ban hành Quy trình kiểm tra thuế mới kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT, thay thế quy trình cũ kèm theo Quyết định 528/QĐ-TCT.
1. Nhiều quy trình mới
So với quy định cũ, quy trình mới có nhiều điểm nổi bật như: Bãi bỏ quyết định kiểm tra trong trường hợp người nộp thuế đã bỏ kinh doanh hoặc vắng mặt trong thời gian dài với lý do bất khả kháng hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động hoặc chưa chấm dứt nhưng không còn liên lạc với cơ quan nhà nước.
Quy định cụ thể đối với tài liệu, hồ sơ đã được nộp cho cơ quan thuế thì đoàn kiểm tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp, mà phải khai thác tại cơ quan thuế.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán bằng phần mềm kế toán thì được yêu cầu cung cấp sổ kế toán lưu trữ trên dữ liệu điện tử.
Quyết định cũng ban hành nhiều biểu mẫu mới: phiếu nhận xét hồ sơ khai thuế, thông báo về việc khai bổ sung số thuế khai thiếu…
2. Yêu cầu với công chức kiểm tra hồ sơ khai thuế
Theo quy định mới, công chức kiểm tra phải áp dụng phần mềm tin học để hỗ trợ kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế được giao mà người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Trường hợp hợp ứng dụng CNTT chưa đáp ứng công tác kiểm tra thuế thì cơ quan thuế bố trí công chức trực tiếp kiểm tra theo quy định của Điều 60 thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Công chức kiểm tra thuế chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục và kết quả kiểm tra đối với các trường hợp được giao.
Đồng thời, nắm bắt kịp thời và triển khai áp dụng các ứng dụng CNTT của ngành thuế và công tác kiểm tra thuế.
Công chức kiểm tra thuế giữ bí mật thông tin về kết quả kiểm tra thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định tại điều 73, điều 74 Luật Quản lý thuế và Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
3. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, quý và năm được người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra thường xuyên theo quy định tại điều 77, Luật Quản lý thuế và kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro quy định (tại khoản 4, điều 1) Luật bổ sung sửa đổi một số điều Luật Quản lý thuế.
Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra gồm tất cả hồ sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ và các lệ phí khác.
Đối với trường hợp đóng mã số thuế thì nhà thầu, mẫ số thuế chi nhanh nếu chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ghi nhận biên bản và tiến hành các thủ tục đóng mã số thuế.
Đối với các loại hồ sơ gửi đến cơ quan thuế đã được phần mềm tin học hỗ trợ kiểm tra thì áp dụng các phần mềm ứng dụng tin học của ngành Thuế để kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin và kịp thời phát hiện rủi ro trong các hồ sơ khai thuế.
4. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Hàng năm cơ quan thuế cấp trên giao nhiệm vụ kiểm tra thuế cho cơ quan thuế cấp dưới với số lượng NNT dựa trên tiêu chí tỷ lệ số người NNT hoạt động đang quản lý thuế cho 5 trường hợp: kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; kiểm tra khác.
Đối với trường hợp kiểm tra hoàn thuế theo kế hoạch và kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT không quá 1 lần trong một năm.
Đối với trường hợp kiểm tra hoàn thuế sau và kiểm tra hoàn thuế, trường hợp kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra theo chuyên đề, trước khi kiểm tra tại trụ sở NNT, cơ quan thuế có thể yêu cầu NNT giải trình, cung cấp thông tin tài liệu như trường hợp kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Đối với trường hợp kiểm tra NNT chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế (kể cả đống mã số thuế nhà thầu), chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra từ hồ sơ khai thuế, kiểm tra theo dấu hiệu vi phàm, kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề quy định tại các văn bản hướng dẫn,...
Tư vấn kiến thức kế toán
• Cách làm Tờ khai cá nhân tự Quyết toán TNCN
• Cách hoạch toán thuế trong Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu
• Mẫu BCTC Vay vốn và Làm thầu có công thức
• Hạch toán tiền truy thu thuế khi Quyết toán Doanh nghiệp