Các khoản thiệt hại trong sản xuất
Thứ tư, 26.08.2015 15:51Với một nhân viên kế toán được nhận vào vị trí kế toán sản xuất, vậy bạn cần phải lưu ý những vấn đề gì về mảng kế toán này? Chắc hẳn rằng các bạn đang vướng mắc về cách tính chi phí sản xuất và tính giá thành phải không? Như thế thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đặc biệt quan trọng trong nền Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm, các Doanh nghiệp không tránh khỏi những thiệt hại sản xuất như: thiệt hại sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất,…
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu sản phẩm hỏng là như thế nào?
I. Thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp.
Tuy nhiên sản phẩm hỏng chúng ta cần phân biệt 2 trường hợp :
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
1. Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được:
- Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành cuả sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
- Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (Doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất).
Nội dung và trình tự hạch toán
a. Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
Nợ TK 621 , 622
Có TK liên quan
b. Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữ thực tế phát sinh:
Nợ TK 154 (Sản phẩm hỏng)
Có TK 621
Có Tk 622
Có TK 627 ==> Nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung
c. Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh:
Nợ TK 154 (Sản phẩm được chế tạo) ==> Tính vào giá thành
Nợ TK 1388 và Bắt bồi thường
Nợ 811và Tính vào chi phí khác
Có TK 154 (Sản phẩm hỏng ) ==> Chi phí sửa chữa được
2. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
a. Căn cứ vào giá thành hỏng không sửa chữa được :
Nợ TK 154 (Sản phẩm hỏng) (Chi tiết TK 154)
Có TK 154 (Sản phẩm đang chế tạo) ==> Phát hiện trong quá trình sản xuất.
Có TK 155 ==> Phát hiện trong kho thành phẩm
Có TK 157 ==> Hàng gửi bán bị trả lại
Có TK 632 ==> Hàng đã bán bị trả lại
b. Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi được để ghi:
Nợ TK 152 (Phế liệu)
Có Tk 154 (Sản phẩm hỏng)
c. Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 1388 (Bắt bồi thường)
Nợ Tk 811 (Tính vào chi phí khác)
Có 154 (Khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng)
II. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (Thiên tai dịch họa, thiếu nguyên vật liệu) các Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dưỡng,… đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất.
Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường.
- Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời Do tính thời vụ, do bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và Doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngững sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
Khi phát sinh chi phí thực tế
Nợ 335
Có 334, 138, 152
Cuối niên dộ phải điều chỉnh số trích trước theo số phát sinh:
* Nếu số trích trước > Số thực tế ghi
Nợ TK 335
Có Tk 622, 627
* Nếu số trích trước < Số thực tế thì khoản chênh lệch được tính
Nợ Tk 622, 627
Có TK 335
* Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến
Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ghi:
Nợ TK 811
Có TK 334, 338, 152
Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại
Nợ 111, 112, 1388
Có 711
Tư vấn kiến thức kế toán
• Phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định
• Mẫu biên bản điều chỉnh Hóa đơn
• Mức Thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS, Chứng khoán
• Cách tính thuế cho Nhà thầu nước ngoài