Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  1
iconHôm nay :  1399
iconHôm qua :  4000
iconLượt truy cập : 8514762
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

Thứ tư, 01.01.2020 13:44

Kế toán Đức Hà cùng các bạn tìm hiểu về một số Tình huống Thuế TNCN.

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

1. Tình huống 1: Trường hợp trong tháng phát sinh thu nhập (Ví dụ thu nhập là 50 triệu đồng) nhưng trong tháng đơn vị kê khai thu nhập chịu thuế là 30 triệu, còn lại 20 triệu đồng đến khi quyết toán thuế mới kê khai).

Vậy đơn vị có bị phạt không?

* Trả lời:

- Tại Điểm b, Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:

 “Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

- Tại Tiết c.1 và Tiết c.2, Điểm c Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn:

c.1. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh Mẫu số 01/KHBS.

c.2. Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

=> Căn cứ các quy định trên, Công ty khi chi trả thu nhập cho các cá nhân đã không kê khai hết thu nhập đến khi quyết toán thuế mới kê khai thì:

- Trường hợp kê khai bổ sung không làm thay đổi tiền thuế phải nộp thì Công ty chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh Mẫu số 01/KHBS.

- Trường hợp kê khai bổ sung làm tăng tiền thuế phải nộp thì Công ty lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định.

2. Tình huống 2: Cá nhân 6 tháng đầu năm làm việc ở 1 Công ty và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, 6 tháng cuối năm cá nhân đó chuyển sang làm việc tại Công ty khác thì có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại cho người phụ thuộc không?

* Trả lời:

- Tại Điểm I, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:

Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại Tiết h.2.1.1.1, Điểm h, Khoản 1 Điều này.

=> Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho đơn vị mới như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu. Cá nhân đó vẫn được tính giảm trừ gia cảnh cho cả năm.

3. Tình huống 3: Cá nhân thực hiện đăng ký người phụ thuộc Mẫu số 16/ĐK-TNCN và hồ sơ chứng minh cho cơ quan chi trả thu nhập. Khi có sự thay đổi về người phụ thuộc cá nhân có phải nộp hồ sơ chứng minh lại cho cơ quan thuế không?

* Trả lời:

Tại Điểm h.2.1.1.2 Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:

 “ h.2.1.1.2. Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:

Khi có thay đổi (Tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

=> Căn cứ quy định trên, khi người nộp thuế có thay đổi về người phụ thuộc thì phải khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc nộp cho cơ quan thuế đối với trường hợp người nộp thuế khai trực tiếp với cơ quan thuế.

4. Tình huống 4: Tại thời điểm Quyết toán thuế TNCN, cá nhân không làm việc tại đơn vị . Anh chị cho hỏi những cá nhân đó có phải đưa vào các mẫu biểu Quyết toán thuế của đơn vị không?

* Trả lời:

Tại Điểm a.3, Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.

=> Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân không còn làm việc tại đơn vị vào thời điểm quyết toán thì đơn vị vẫn phải kê khai thu nhập trả cho cá nhân đó trên mẫu biểu quyết toán.

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

5. Tình huống 5: Đơn vị tính thuế và nộp thuế TNCN theo quý. Trường hợp một cánbộ làm đến hết tháng 10/2013 thì nghỉ hưu và lập giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2013 cam kết không có khoản thu nhập nào khác ngoài lương hưu. Vậy đến khi Quyết toán thuế TNCN năm 2013 thì cá nhân tự Quyết toán thuế với cơ quan thuế hay cơ quan trả thu nhập Quyết toán thay cho cá nhân đó?

* Trả lời:

Tại Tiết a.4, Điểm a, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC qui định:

a.4. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền Quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (Mười hai) tháng trong năm”….

=> Căn cứ quy định trên, trường hợp cán bộ làm đến hết tháng 10/2013 thì nghỉ hưu và lập giấy đề nghị ủy quyền Quyết toán thuế TNCN năm 2013 thì Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm quyết toán thay phần thu nhập đã trả cho cá nhân đó trong năm 2013.

6. Tình huống 6: Công ty chi trả cổ tức năm 2013 chi vào năm 2014 có phải trích thuế TNCN không? Nếu phải trích thì trích vào năm 2013 hay 2014? Nếu cổ đông nhận cổ tức là nhân viên trong Công ty thì phần thu từ cổ tức có cộng vào thu nhập của nhân viên đó để quyết toán thuế TNCN không?

* Trả lời:

- Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTCquy định:

3. …Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

... b. Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.” ...

- Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTCquy định:

... 3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

=> Căn cứ các quy định trên, phần cổ tức chi trả vào năm 2014 phải tính Thuế TNCN. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm nhận thu nhập (Năm 2014). Cổ đông nhận cổ tức là nhân viên trong Công ty thì phần cổ tức này không được cộng vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của nhân viên này khi Quyết toán thuế TNCN mà phải kê khai quyết toán riêng.

7. Tình huống 7: Người lao động từ tháng 1 đến tháng 6 có thu nhập tính thuế thuộc đối tượng phải nộp thuế nhưng từ tháng 7 đến tháng 12 lại có thu nhập tính thuế không đến mức phải nộp thì cơ quan chi trả Quyết toán thuế như thế nào?

* Trả lời:

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTCquy định:

… c. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu Thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền.

=> Căn cứ quy định trên, cơ quan chi trả có trách nhiệm khai Quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập trả cho cá nhân nêu trên.

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

8. Tình huống 8: Doanh nghiệp thuê người lao động nước ngoài từ năm 2011, đếntháng 3 năm 2013 thì về nước (Đã nộp Thuế TNCN theo từng tháng). Vậy Quyết toán thuế cho người lao động vào Bảng kê 05A/BK-TNCN hay 05B/BK-TNCN và có Quyết toán không?

* Trả lời:

Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định:

... 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.

=> Căn cứ quy định trên: Trường hợp cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ năm 2011 đến tháng 3 năm 2013 được xác định là cá nhân cư trú thì khi Quyết toán thuế TNCN kê khai vào Bảng kê 05A/BK-TNCN.

9. Tình huống 9: Bà A là giáo viên của trường THCS M từ tháng 1 đến tháng 5/2013. Từ tháng 01/6/2013 bà A chuyển công tác đến trường THCS N, thu nhập chịu thuế của bà A là 6.000.000đ/tháng. Tại trường THCS M đã khấu trừ Thuế TNCN là 500.000 đồng (Bà A không có người phụ thuộc)

Câu hỏi:

- Bà A có được ủy quyền cho trường THCS N Quyết toán không?

- Nếu được Quyết toán thay thì trường THCS N căn cứ vào đâu để xác định thu nhập chịu thuế của bà A từ tháng 1 đến tháng 5? Và thu nhập này có được cộng vào Thu nhập cá nhân tại Biểu 05A-KK không?

*Trả lời:

Tại Điểm d.1, Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thay trong trường hợp:

Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm ủy quyền Quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

=> Căn cứ quy định trên thì bà A có thu nhập thường xuyên (Trên 3 tháng) tại 2 đơn vị trả thu nhập không được ủy quyền Quyết toán thuế TNCN.

Trường THCS M và trường THCS N chỉ kê khai phần thu nhập tại Trường trả cho bà A.

10. Tình huống 10: Bà B làm kế toán cho 3 DN, mỗi DN có thu nhập là 3.500.000 đồng/tháng. Bà B không có người phụ thuộc. DN này bà B đều ký hợp đồng lao động là 12 tháng.

Trường hợp này thì bà B Quyết toán như thế nào? (Tự quyết toán hay ủy quyền Quyết toán?).

* Trả lời:

- Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo…

- Tại Điểm d.1, Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập Quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm ủy quyền Quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm”.

=> Căn cứ các quy định trên thì bà B không được ủy quyền Quyết toán mà phải tự Quyết toán thuế nếu thuộc trường hợp phải quyết toán thuế theo quy định.

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

11. Tình huống 11: Ngày 02/4/2014 cơ quan thuế mới nhận được Quyết toán thuế TNCN năm 2013 của người nộp thuế, trong đó có kèm theo hồ sơ giảm trừ gia cảnhcho người phụ thuộc của người nộp thuế (Là bố đẻ ngoài độ tuổi lao động và không có thu nhập). Trong năm 2013 trường hợp này chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh. Vậy trường hợp này cơ quan thuế có chấp nhập hồ sơ miễn giảm gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm 2013 không?

* Trả lời:

- Tại Tiết c.2.3, Điểm c, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện Quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại Tiết d.4, Điểm d, Khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuếđó.

- Tại Tiết d.4 Điểm d, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn người phụ thuộc:

Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1, Điều này bao gồm:

d.4.1. Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

d.4.2. Ông nội, bà nội; Ông ngoại, bà ngoại; Cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

d.4.3. Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

d.4.4. Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

=> Căn cứ quy định trên trường hợp trong năm người nộp thuế chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh đến khi nộp Quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc là bố đẻ (Ngoài độ tuổi lao động và không có thu nhập) thì vẫn được tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trường hợp người phụ thuộc là các cá nhân không nơi nương tựa theo quy định trên thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế.

12. Tình huống 12: Hộ gia đình cho thuê tài sản có hợp đồng ký kết với bên thuê có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm. Khi mua hóa đơn lẻ tại cơ quan thuế có phải nộp Thuế GTGT và Thuế TNCN hay không?

* Trả lời:

- Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 64/2013/TT-BTC:

Điều 11.Bán hoá đơn do Cục Thuế đặt in

1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức không phải là Doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (Bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); Hộ, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức không phải là Doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản này là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

Điều 12.Cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in

Trường hợp tổ chức không phải là Doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.

- Căn cứ quy định tại Khoản 25, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:

Điều 4.Đối tượng không chịu thuế GTGT

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.”.

=> Căn cứ các quy định nêu trên thì hộ gia đình là hộ không kinh doanh có phát sinh hoạt động cho thuê tài sản, hàng hóa của hộ gia đình có mức doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên cơ quan thuế không bán, không cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này.

CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THUẾ TNCN

13. Tình huống 13: Hộ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm có phải khai và nộp tờkhai thuế Mẫu số 01/THKH cho cơ quan thuế hay không?

* Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC:

Điều 21. Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán

5. Mức doanh thu không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.

=> Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp hộ gia đình có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì hộ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán. Nhưng vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế khoán Mẫu số 01/THKH.

14. Tình huống 14: Trường hợp hộ không kê khai thuế khoán mà chỉ kê khai thuế môn bài thì có thể căn cứ vào khoảng thu nhập tối đa trên tờ khai thuế môn bài và biểu xác định tỷ lệ thu nhập trên doanh thu của Cục Thuế để tính ngược ra doanh thu tối đa làm cơ sở công khai doanh thu của hộ không phải nộp thuế khoán có được không?

* Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC:

6. Xác định số thuế khoán Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

=> Căn cứ quy định nêu trên thì việc xác định doanh thu của Hộ nộp thuế khoán phải được căn cứ trên tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế.

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng dẫn Kiểm Tra Bảng Cân Đối Phát Sinh

HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN

Kế toán Đức Hà
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu