Hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế như thế nào?
Chủ nhật, 15.12.2019 10:31- Các Doanh nghiệp hợp tác ký kết với nhau thông qua hợp đồng kinh tế.
- Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác có thể phát sinh các trường hợp hủy hợp đồng do một trong hai bên có sự không hài lòng về nhau và bên hủy hợp đồng với lý do không hợp lý sẽ phải chịu một khoản tiền vi phạm hợp đồng.
- Vậy, trong trường hợp này, hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế như thế nào?
Kế toán Đức Hà cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.
1. Quy định về hóa đơn đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Tại khoản 1, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTCquy định:
- Nếu Doanh nghiệp phải nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt phải lập Phiếu chi.
- Nếu Doanh nghiệp thu tiền nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt lập Phiếu thu.
- Nếu Doanh nghiệp chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng hàng hóa phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và kê khai thuế GTGT đối với các hóa đơn này như hoạt động bán hàng khác.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:
“Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”.
=> Như vậy, khoản chi nộp phạt về vi phạm hành chính được tính vào chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:
- Doanh nghiệp lập phiếu chi tiền cho khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Trong hợp đồng kinh tế có ghi rõ nguyên nhân phạt, mức phạt và tiền phạt.
Khoản thu từ vi phạm hành chính là khoản thu nhập khác chịu Thuế TNDN.
3. Kế toán hạch toán tiền vi phạm hợp đồng kinh tế như thế nào?
3.1. Đối với bên thu tiền vi phạm hợp đồng kinh tế
* Trường hợp 1 - Các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản:
Nợ TK 331, 111, 112,…
Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211,…
* Trường hợp 2 - Các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác:
Nợ TK 331, 111, 112,…
Có TK 711 - Thu nhập khác
* Trường hợp 3 - Các khoản được bên thứ ba bồi thường (Như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh,…):
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 - Thu nhập khác
Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 152,...
3.2. Đối với bên chi tiền vi phạm hợp đồng kinh tế
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có các TK 111, 112
Có TK 333
Có TK 338
Tư vấn kiến thức kế toán
Hướng Dẫn Bút Toán Cuối Tháng DN TM&DV
Học Thực Hành Kế Toán Thương Mại Và Dịch Vụ
• Hướng dẫn thực hiện Nghị định 146/2018/NĐ-CP về kinh phí KBCB
• Thủ tục đăng ký cấp Mã số thuế cho Nhà thầu nước ngoài
• HOÀN THUẾ GTGT XUẤT NHẬP KHẨU
• GIẢI TRÌNH HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP