Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  19
iconHôm nay :  537
iconHôm qua :  3943
iconLượt truy cập : 7856245
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

Thứ hai, 20.01.2020 18:41

Kế toán Đức Hà hướng dẫn các em cách hạch toán hàng cho, biếu tặng khách hàng, đối tác, công nhân viên.

Hàng được cho, biếu tặng như: Tặng bánh trung thu, quà tết, quà ngày lễ,tri ân khách hàng, ... theo quy định về hàng cho biếu tặng.

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

1. Xuất hàng cho biếu tặng có phải lập hóa đơn?

- Theo Khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

b. Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (Trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

- Theo Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (Hoặc hóa đơn bán hàng); Trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

=> Như vậy: Hàng hóa, dịch vụ để cho biếu tặng thì phải lập hóa đơn (Dù là hàng mua về nhập kho rồi xuất tặng hay là mua tặng luôn hoặc là cho, biếu tặng khách hàng, công nhân viên, … cũng đều phải xuất hóa đơn).

2. Quy định về hàng cho, biếu tặng

2.1. Quy định về hàng cho, biếu tặng khách hàng, đối tác

* Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp.

b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời cũng theo Thông tư 96/2015/TT-BTC đã không còn quy định mức khống chế là 15% đối với khoản chi quà biếu, tặng, cho khách hàng như trước đây nữa.

=> Tức là từ ngày 6/8/2015 trở đi chi phí cho, biếu tặng sẽ không bị khống chế nữa, mà sẽ được trừ toàn bộ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

* Trường hợp khách hàng là cá nhân:

- Theo Công văn 3929/TCT-TNCN ngày 23/09/2015 của Tổng cục thuế về việc thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ khuyến mại; Cụ thể như sau:

Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Công ty cho, tặng hiện vật cho khách hàng không thu tiền mà hiện vật là tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước thì thu nhập mà khách hàng nhận được thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân từ quà tặng.

- Trường hợp Công ty thực hiện chương trình khuyến mại theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 92 của Luật Thương mại thì khoản tiền/hiện vật cá nhân nhận được từ hoạt động trúng thưởng vượt trên 10 triệu đồng thuộc diện chịu Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng.

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

2.2. Quy định về hàng cho biếu tặng nhân viên

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCĐiều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính: “Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

- Hợp đồng lao động;

- Thỏa ước lao động tập thể;

- Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn.

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (Trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại Điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính Thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

Trường hợp Doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (Không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm Quyết toán thuế).

2.3. Một số Công văn các bạn nên tham khảo:

* Quà tặng Tết nguyên đán cho nhân viên

- Theo Công văn 9648/CT-TTHT ngày 26/10/2015 của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh: “Trường hợp Công ty mua hàng hóa làm quà tặng cho nhân viên nhân dịp Tết Nguyên đán thì khi phát quà tặng, Công ty phải lập hóa đơn tính thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng (Trước đây Công ty tặng quà cho nhân viên nhưng chưa lập hóa đơn thì nay được lập hóa đơn bổ sung theo quy định).

Chi phí mua quà tặng cho nhân viên thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và tổng số chi có tính chất phúc lợi không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm 2015 thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định Thu nhập thuế TNDN (Hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt).

- Theo Công văn 4003/TCT-CS ngày 17/10/2018 của Tổng cục thuế:

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp năm 2017, Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt có phát sinh chi phí mua hàng hóa bên ngoài để làm quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân viên không dùng quỹ phúc lợi thì nếu khoản chi phí mua hàng hóa dùng làm quà cho nhân viên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định thì Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần tính vào chi phí được trừ, đồng thời Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

* Tặng bánh trung thu cho khách hàng và nhân viên

Theo Công văn 79109/CT-TTHT ngày 07/12/2017 của Cục thuế TP.Hà Nội “Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Haseko HimlamBC nhân dịp Tết Trung thu có hoạt động tri ân khách hàng và khuyến khích động viên tinh thần làm việc của người lao động trong Công ty (Theo quy chế nội bộ đã ban hành) dưới hình thức mua bánh trung thu để tặng khách hàng và cho người lao động thì:

1. Về thuế GTGT

Khi trao tặng bánh trung thu cho khách hàng và nhân viên, Công ty phải xuất hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng. Trong đó, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

2. Về thuế TNDN

- Khoản chi phí mua bánh trung thu tặng khách hàng và cho nhân viên của Công ty sẽ được trừ vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC

* Chi phí trung thu, lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con công nhân viên

- Theo Công văn 5435/TCT-CS ngày 27/11/2017 của Tổng cục Thuế:

1. Về việc tính vào chi phí được trừ các khoản chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu: “2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau: …

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm; Sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (Trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại Điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại Điểm 2.1.1 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- Liên quan đến nội dung các khoản chi phúc lợi của Doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 158/TCT-CS ngày 12/1/2017 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Công văn số 158/TCT-CS ngày 12/1/2017 của Tổng cục Thuế: “Căn cứ các quy định nêu trên, Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

* Chi phí tặng bánh trung thu, lịch treo tường cho nhân viên

- TheoCông văn số 9933/CT-TTHT ngày 14/10/2016 của Cục Thuế TP.HCM:“Trường hợp Công ty theo trình bày có mua hàng hóa tặng cho người lao động củaCông ty (Bánh trung thu, lịch treo tường,...) thì khi tặng sản phẩm, Công ty phải lậphóa đơn như bán hàng hóa thông thường, kê khai nộp thuế GTGT theo quy định.Trường hợp hàng hóa tặng cho nhân viên có giá trị dưới 200.000 đồng/người thìCông ty có thể lập chung một hóa đơn kèm bảng kê danh sách nhân viên nhận quàtặng.

Đối với các khoản chi du lịch nghỉ mát, tiệc tất niên cuối năm, khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, Công ty không phải lập hóa đơn.

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

3. Giá tính thuế GTGT đối với hàng cho biếu tặng

- Theo Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 219/2012/TT-BTC:

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (Kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

- Theo Điều 14 Thông tư 219/2012/TT-BTC:

Hàng cho biếu tặng được khấu trừ thuế GTGT: “5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do Doanh nghiệp tự sản xuất) mà Doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

4. Hướng dẫn cách hạch toán hàng cho, biếu tặng

4.1. Hạch toán Bên cho biếu tặng

* Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để cho biếu tặng khách hàng bên ngoài Doanh nghiệp; Nếu mua về tặng ngay, ghi:

Nợ TK 641 (Nếu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nợ TK 642 (Nếu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

      Có TK 111, 112, 331

      Có TK 3331

* Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để cho biếu tặng khách hàng bên ngoài Doanh nghiệp; Nếu Doanh nghiệp mua về nhập kho sau đó xuất cho biếu tặng, ghi:

- Khi mua hàng về để cho biếu tặng, các bạn hạch toán như mua hàng bình thường, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156,...

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111, 112, 331,...

- Khi xuất cho, biếu tặng, ghi:

Nợ TK 641, 642 - Chi phí bán hàng (Chi phí sản xuất sản phẩm, giá vốn hàng hóa)

      Có các TK 152, 153, 155, 156.

      Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

* Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)

      Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

      Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311)

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm, hàng hoá, NVL dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

      Có các TK 152, 153, 155, 156

Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng

4.2. Hạch toán Bên được nhận

Nợ TK 156, 142, 642,... (Tổng giá trị + Thuế GTGT) (Vì không được khấu trừ)

      Có TK 711

Tại sao Bên Nhận không được khấu trừ thuế GTGT của hàng được nhận biếu tặng?

Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC => Điều kiện khấu trừ thuế giá trị

gia tăng đầu vào:

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (Bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

=> Kết luận:

- Vì bên nhận hàng cho, biếu tặng không phải thanh toán (Không có chứng từ thanh toán) nên không được khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn hàng biếu tặng. Chi tiết các bạn có thể xem tại Công văn 633/TCT-CS ngày 13/02/2015 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế TP.Hải Phòng: Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế TP.Hải Phòng tại Công văn số 2015/CT-THNVDT ngày 27/10/2014.

- Riêng trường hợp Doanh nghiệp nhận hàng hóa cho, biếu, tặng của Doanh nghiệp trong nước: Do không phải thanh toán tiền thuế GTGT nên Doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng dẫn Kiểm Tra Bảng Cân Đối Phát Sinh

HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN

Kế toán Đức Hà
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu