Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  5
iconHôm nay :  44
iconHôm qua :  4765
iconLượt truy cập : 8524774
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Chủ nhật, 16.02.2020 10:04

Đây là loại thuế mà các cơ quan thuế quan tâm và kiểm tra nhiều nhất; Kế toán rất vất vả trong công tác hạch toán loại thuế này.

Kế toán Đức Hà chia sẻ một số vấn đề cần chú ý khi hạch toán Doanh thu chi phí để tính ra lợi nhuận chịu Thuế TNDN; Cụ thể như sau:

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. Doanh thu tính thuế

1. Vấn đề về xuất hóa đơn

- Một số Doanh nghiệp (DN) thương mại bán hàng tiêu dùng cho khách hàng nên thường không phải xuất hóa đơn GTGT => Do vậy DN chủ động được đầu ra xuất hóa đơn GTGT bán hàng để tránh phải nộp thuế nhiều.

- Tuy nhiên ở các DN này lại thường có hai hệ thống tách biệt là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ thường thì cập nhật thường xuyên theo yêu cầu báo cáo, còn kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm; Bán hàng thực tế là một hàng khác, giá khác, nhưng khi xuất hóa đơn cho khách theo yêu cầu thì là một mặt hàng khác, giá bán khác => Sẽ xảy ra hai vấn đề:

+ Trường hợp 1:Giá bán không đồng nhất, chênh lệch nhau quá lớn mà không có sự kiểm soát cập nhật hàng ngày => Dẫn đến cùng một mặt hàng có thời điểm bán với giá rất thấp, có thời điểm lại bán với giá gấp 5 ÷10 lần.

=> Cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi, nếu không giải trình được hợp lý sẽ bị áp mức giá bán cao nhất cho các mặt hàng xuất đó

+ Trường hợp 2:Do không cập nhật được nhập xuất tồn thường xuyên, bán một mặt hàng viết hóa đơn một mặt hàng => Nên khả năng xảy ra xuất hàng âm => Điều này buộc kế toán phải cập nhật thường xuyên nhập xuất các mặt hàng để tránh xảy ra tình trạng này.

2. Doanh thu chưa thực hiện

Một số DN kinh doanh dịch vụ, khách hàng trả trước tiền phí dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo lần thanh toán tiền => Kế toán không phân biệt được đó là doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hóa đơn đều ghi vào doanh thu. Trong khi đó chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ này => Dẫn đến Lợi nhuận của DN lớn một cách không đúng thực tế => Số Thuế TNDN phái nộp rất lớn.

3. Hóa đơn xuất khẩu

Một số DN có khách hàng là Bên nước ngoài hoặc một tổ chức cá nhân nào đó không cần hóa đơn GTGT; Tuy nhiên khách hàng đó lại chuyển tiền qua tài khoản của Công ty, công việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đã thực hiện xong, hợp đồng đã thanh lý và mọi nghĩa vụ giữa hai bên đã kết thúc => Để lợi dụng nguồn thuế GTGT phải nộp, các DN hoãn lại việc xuất hóa đơn, thậm chí còn không xuất hóa đơn => Khi cơ quan thuế phát hiện ra khoản này, đối chiếu với hợp đồng, thanh lý hợp đồng => Doanh thu tăng lên và số thuế phải nộp tăng lên đồng thời.

4. Xuất hóa đơn mặt hàng không có trong Giấy phép kinh doanh

Một số DN không có chức năng kinh doanh ngành nghề này, nhưng lại xuất hóa đơn cho ngành nghề đó => Dẫn đến lúc kiểm tra ngoài việc bị phạt hành chính về vấn đề kinh doanh sai ngành nghề, còn bị cơ quan thuế không chấp nhận chi phí đầu vào cho những doanh thu này mà coi đây là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ doanh thu không đúng ngành nghề này.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

5. Xuất hàng biếu tặng, tiêu dùng nội bộ,…

Một số DN xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện, tiêu dùng nội bộ,… nhưng không xuất hóa đơn GTGT => Nên khi Quyết toán thuế sẽ bị loại khoản này ra khỏi chi phí, đồng thời tăng doanh thu các khoản này và tính Thuế TNDN trên khoản doanh thu này.

6. Xuất mã hàng khác nhau giữa đầu vào và đầu ra

Một số DN mua hàng hóa theo hóa đơn GTGT ghi một mặt hàng, nhưng thực chất là một mặt hàng có nhiều hơn một chủng loại, quy cách của mặt hàng đó. Khi DN xuất hóa đơn bán ra, khách hàng lại yêu cầu xuất đúng chủng loại quy cách của mặt hàng đó theo số lượng tương ứng => Khi đó sẽ có sự khác nhau giữa tên hàng mua vào và bán ra; Nếu không chứng minh được hàng hóa bán ra là chi tiết từ hàng hóa mua vào thì sẽ không được chấp nhận đầu vào và phải nộp Thuế TNDN trên doanh số bán ra này => Kế toán lúc nhận hóa đơn cần phải chú ý.

7. Hàng ký gửi và đại lý bán đúng giá

Một số DN chỉ nhận hàng ký gửi, đại lý bán đúng giá thì doanh thu bán hàng không phải là số tiền bán hàng của loại hàng hóa đó mà chỉ là hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý ký gửi (Nhưng kế toán lúc bán hàng do khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn cho mặt hàng này nên đã xuất ra; Trong khi việc xuất hóa đơn này là của bên giao đại lý, ký gửi) => Do vậy, Doanh thu bị tăng lên mà thực ra là DN không được hưởng doanh thu này.

8. Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh

Một số DN tham gia hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ được phân chia sản phẩm, nhưng là đơn vị đứng ra bán hàng của việc hợp tác kinh doanh này => Khi khách hàng yêu xuất hóa đơn thì lại xuất cho toàn bộ giá trị hàng bán được => Do vậy bị tính thừa Doanh thu mà DN không được phân chia => Bị nộp thuế trên phần doanh thu không nhận được.

9. Điều chuyển tài sản, góp vốn vào Công ty hạch toán độc lập

Theo quy đinh tại Thông tư 153/2010/BTC và từ 01/07/2013 áp dụng Thông tư 64/2013/TT-BTC thay thế Thông tư 153/2010/BTC => Thì việc điều chuyển tài sản, góp vốn bằng tài sản vào các Công ty hạch toán độc lập thì phải xuất hóa đơn GTGT. Tuy nhiên đây không phải là khoản Doanh thu của DN => Do vậy lúc hạch toán cần chú ý.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

II. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN

Các khoản chi phí đôi khi đã nằm trong danh mục các khoản chi phí được tính trừ khi xác định Thuế TNDN, có hóa đơn tài chính đầy đủ; Tuy nhiên xét về mặt hợp lý, hợp lệ của cơ quan thuế thì không đáp ứng được => Do vậy cần lưu ý khi hạch toán các trường hợp chi phí sau đây:

1. Chi phí hàng hủy do bị hư hỏng, hết hạn sử dụng

- Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do DN xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên vượt quá định mức do DN xây dựng thì Phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT như công tác phí, ăn trưa, lương theo doanh số,… không theo quy định của quy chế tài chính do DN ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước => Mức này rất thấp so với chi phí thực tế DN chi => Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi Quyết toán.

3. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ đồng trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tài, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.

4. TSCĐ khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng để sao cho tài sản đó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN => Nếu không cũng bị loại trừ.

5. Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh => Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

6. NVL vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao NVL thực tế từ 10 ÷15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng,… để xây dựng mức hợp lý (Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải).

7. NVL tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại (Ví dụ DN vận tải chỉ có xe chạy bằng dầu nhưng lại lấy hóa đơn xăng, thuế sẽ kiểm tra từ hồ sơ kỹ thuật của xe và sẽ loại trừ các hóa đơn xăng này).

8. Các chi phí dưới 200.000 đồng quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập Bảng kê bán lẻ.

9. Tiền thù lao Hội đồng quản trị cho thành viên Hội đồng quản trị cần phải có Biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.

10. Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn (Không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên Công ty => Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê văn phòng với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.

11. Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (Bằng sáng chế tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,...) cần được phân bổ trong 3 năm => Nếu phân bố vượt quá 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.

12. Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định thì sẽ bị loại => Do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống.

13. Do chi chiết khấu nằm trong loại chi phí bị khống chế 10% => Nên khi xuất hóa đơn tính luôn giá đã có chiết khấu hàng bán để tránh hiện lên chi phí này.

14. Các loại chi phí bị khống chế 10% => Khi thực hiện nên biến tướng thành những loại chi phí tương tự nhưng không bị khống chế như: Khảo sát thăm dò, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội chợ,…

15. Các khoản chi nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản thường đưa vào chi phí của các năm chưa hình thành tài sản; Tuy nhiên sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý => Do vậy, cách chúng ta ghi chép sổ sách sao cho đó không phải là chi phí liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản.

16. Các hóa đơn giảm trừ Doanh thu từ các khách hàng phát hành vì giảm khối lượng công việc hoàn thành, hoặc các đại lý gửi hàng xuất cho phần chiết khấu,… => Kế toán cần để ý để ghi giảm chi phí tương ứng với phần hóa đơn điều chỉnh đó.

17. Chi phí lương theo Doanh thu phải có quy chế rõ ràng và mỗi lần tính lương cần phải có các bảng tính toán kèm theo tương ứng với Doanh thu ghi nhận trong kỳ hoặc số tiền nộp về trong kỳ => Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, Doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng.

18. Chi phí sửa chữa TSCĐ phải phù hợp với tài sản hiện có, nếu không có loại tài sản theo hóa đơn sửa chữa thì cần yêu cầu người xuất hóa đơn ghi linh động theo tài sản mình hiện có => Nếu người xuất hóa đơn không đồng ý xuất thì không nên đưa vào.

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

19. Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí liên quan đến việc mua TSCĐ cần phải được tính vào tiền mua hàng, TSCĐ, không được đưa vào chi phí trong kỳ => Trường hợp không sửa được số liệu thì cần phải điều chỉnh lại câu chữ, cách ghi chép sao cho đó là chi phí trong kỳ chứ không phải chi phí thu mua.

20. Nếu không có hoạt động của công đoàn cấp trên thì không nên trích phần kinh phí công đoàn => Vì cơ quan thuế sẽ loại khoản này ra.

21. Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn => Nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ.

22. Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó; Trường hợp xin được sao y bản chính thì đưa phần thuế GTGT của hóa đơn đó vào chi phí.

23. Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần thu thập các chứng từ bổ sung như: Phiếu xuất kho của Bên bán, Biên bản giao nhận hàng,… => Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày mới có khả năng giải trình với cơ quan thuế.

24. Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn => Khi thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: Phiếu xuất kho của Bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, Bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của Bên bán và xác nhận của Bên mua,… => Thì chi phí đó mới hợp lý.

25. Chi phí dùng thử, khuyến mại, chiết khấu hàng bán, quà tặng khách hàng,… cần phải được xây dựng chương trình có quy mô, chặt chẽ, số lượng xuất ra cần phải phù hợp với chương trình đã xây dựng. Các chi phí này chi cho 1 người thì chi nên để ở mức dưới 10 triệu đồng => Để tránh bị đánh Thuế TNCN

26. Nếu cơ cấu lương vào chi phí => Thì cần cân nhắc về mức Thuế TNCN phải đóng so với mức Thuế TNDN phải đóng => Mức nào lớn hơn.

27. Chi phí thưởng các dịp lễ, tết hoặc theo doanh số,… để đưa vào chi phí thì cần biến tướng sang một loại chi phí khác như hỗ trợ tăng thêm ăn trưa, lương kinh doanh năm.

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng Dẫn Kiểm Tra Bảng Cân Đối Phát Sinh

HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN

Kế toán Đức Hà
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu