Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  1
iconHôm nay :  1348
iconHôm qua :  3616
iconLượt truy cập : 7860672
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Điều chỉnh TK 242 năm trước và Quy định về thời gian phân bổ

Điều chỉnh TK 242 năm trước và Quy định về thời gian phân bổ

Thứ tư, 24.10.2018 15:16

Chi phí trả trước dài hạn là 1 Khoản chi phí mua Công cụ dụng cụ (CCDC)

về sử dụng, được phân bổ dần trong tháng và các kỳ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp thông qua bảng phân bổ CCDC.

Điều chỉnh TK 242 năm trước và Quy định về thời gian phân bổ

- Chi phí trả trước dài hạn là khoản Chi phí có thời gian phân bổ trên 1 năm và không quá 3 năm. Khi đến hạn phân bổ có thể kiểm kê và đánh giá lại CCDC.

- Có 1 số trường hợp liên quan đến Chi phí trả trước dài hạn của kỳ trước ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại, được xử lý như sau:

+ Trường hợp 1CCDC năm 2015; Kế toán hạch toán ghi Nợ TK 242/Có TK 111; Nhưng quên chưa phân bổ và treo Số dư trên TK 242. Năm 2016; Kế toán nên hạch toán làm bút toán điều chỉnh phân bổ sang Giá vốn ghi Nợ TK 632/Có TK 242 để triệt tiêu Dư Nợ TK 242 trên Bảng cân đối số phát sinh.

+ Trường hợp 2CCDC cuối năm 2015, khi kiểm kê đánh giá lại CCDC; Nhưng cả năm 2016 cũng không phân bổ, sang năm 2015 có thể giải trình là mua về cất vào kho chưa sử dụng, nên chưa tính phân bổ. Đầu năm 2016 bắt đầu đưa vào sử dụng => Nhập vào Số dư ban đầu và tiếp tục phân bổ CCDC, thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm.

- Cách kiểm tra và xử lý các chứng từ CCDC của các năm trước được thực hiện theo các trình tự dưới đây:

+ Kiểm tra các Hợp đồng, hóa đơn liên quan đến các khoản chi phí này.

Theo dõi Bảng phân bổ chi phí theo các năm (Theo nguyên tắc Đầu - Cuối). Hàng tháng cần in ra để lưu.

+ Kiểm tra Chi phí trả trước đã được phân loại đúng chưa, khi trình bày trên Báo cáo tài chính đã phù hợp chưa? Kiểm tra Bảng cân đối kế toán xem đã tách các khoản chi phí Nợ phải trả và Chi phí hợp lý hay chưa?

Ví dụKế toán Đức Hà trả trước tiền thuê nhà trong 2 năm 2015 và 2016. Khi lập Báo cáo tài chính năm 2016; Doanh nghiệp phân loại khoản chi phí trả trước này vào Ô mã số 261: Tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

Kế toán cần tính toán hợp lý và phù hợp với chuẩn mực kế toán. Ghi nhận chi phí trả trước về nguyên giá và thời điểm ghi nhận theo Quyết định, thông tư hiện hành có đúng không?

Kế toán Đức Hà lưu ý các bạn về thời gian phân bổ CCDC theo Thông tư của Bộ tài chính tại Điều 47 Thông tư 200/2014/TT-BTCquy định về nguyên tắc hạch toán Tài khoản 242 - Chi phí trả trước như sau:

Theo chế độ kế toán về Thời gian Phân bổ CCDC

… c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.”

Đặc biệt, Theo Chuẩn mực số 01 quy định về nguyên tắc phù hợp tại Mục số 6 -“Có quy định thêm như sau:

“…Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.”

=> Cho thấy:

+ Doanh nghiệp lựa chọn thời gian phân bổ công cụ dụng cụ cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

+ Căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của CCDC và doanh thu tương ứng trong kỳ để xác định chi phí phân bổ của CCDC.

+ Căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn thời gian và tỷ lệ phân bổ chi phí CCDC cho phù hợp.

Điều chỉnh TK 242 năm trước và Quy định về thời gian phân bổ

Theo Quy định của Luật thuế về Thời gian phân bổ CCDC:

Tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCSửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“… Đối với tài sản là bao bì luân chuyển, công cụ, dụng cụ, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

+ Doanh nghiệp tự xác định thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ cho phù hợp.

+ Thời gian để phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh tối đa không quá 3 năm.

Từ 01/01/2017 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính không sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn, TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn. Nay gộp chung thành TK 242 (Chi phí trả trước). Thuế cho phép mở thêm Tài khoản chi tiết nếu Doanh nghiệp muốn theo dõi chi tiết ngắn hạn và dài hạn; Kế toán chỉ cần vào Danh mục Tài khoản tự đặt thêm chi tiết cho dễ quản lý.

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng dẫn học kế toán

Đào tạo kế toán thực hành

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu