Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong Doanh nghiệp Xây lắp
Thứ năm, 08.10.2015 15:08* Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí liên quan đến máy móc tham ra thi công công trình nhằm hoàn thành khối lượng công việc.
Chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí về vật tư, lao động và các chi phí về động lực, nhiên liệu khấu hao máy móc thiết bị.
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời
- Chi phí sử dụng máy thi công thường xuyên như: Tiền lương chính, phụ của nhân công trực tiếp điều khiển máy, phục vụ máy… (Không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN), Chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc thi công, chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí tạm thời về máy thi công: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công, chi phí lắp đặt, chi phí tháo rỡ máy thi công. Máy móc phục vụ cho công trình nào có thể hạch toán riêng thì chi phí hạch toán trực tiếp cho công trình đó. Nếu máy móc phục vụ cho nhiều công trình hạng mục công trình ngay từ đầu không thể hạch toán riêng được thì tập hợp chung sau phân bổ theo tiêu thức hợp lý.
* Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công.
- Trường hợp Doanh nghiệp Xây lắp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng:Tài khoản 623, các chi phí liên quan đến máy sẽ được hạch toán trực tiếp vào Tài khoản 621, 622, 627. Tài khoản 623 chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2.
Tài khoản 6231 - Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công. Tài khoản này không phản ánh các khoản trích theo lương, các khoản này được hạch toán vào Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản 6232 - Chi phí nguyên vật liệu: Phản ánh chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công
Tài khoản 6233: Chi phí công cụ dụng cụ
Tài khoản 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
Tài khoản 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền
* Trình tự hạch toán máy thi công:
- Để hạch toán và xác định chi phí sử dụng máy thi công một cách chính xác và kịp thời cho các đối tượng chịu chi phí, trước hết phải tổ chức tốt khâu hạch toán hàng ngày của máy thi công trên các phiếu hoạt động của xe máy thi công.
- Định kỳ mỗi xe máy được phát một “Nhật trình sử dụng máy thi công” ghi rõ tên máy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc hoàn thành, số ca lao động thực tế, … được người có trách nhiệm ký xác nhận. Cuối tháng “Nhật trình sử dụng được chuyển về phòng kế toán kiểm tra, làm căn cứ tính lương, xác định chi phí sử dụng máy thi công và hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng liên quan”.
Hạch toán sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công là Doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng hoặc từng đội xây lắp có máy thi công riêng hoặc đi thuê ngoài dịc vụ máy.
+ Trường hợp đơn vị có tổ chức đội máy thi công riêng:
Toàn bộ chi phí có liên quan đến đội máy thi công được tập hợp trên Tài khoàn 621, 622, 627 - Chi tiết đội máy thi công:
Nợ TK 621,622,627 (Chi tiết đội máy thi công)
Có TK 152, 153, 111, 112, 331…
Có TK 334
Có TK 338
Có TK 214…
Cuối kỳ tập hợp chi phí vào Tài khoản 154 “Chi tiết từng đội máy thi công” để tính giá ca máy hoặc là giờ máy:
Nợ TK 154 “Chi tiết đội máy thi công”
Có TK 621, 622, 627
Căn cứ vào giá thành giờ máy hoặc ca máy xác định giá trị mà đội máy phục vụ cho từng đối tượng công trình (Hạng mục công trình…) theo giá thành ca máy hoặc giờ máy và khối lượng dịch vụ (Số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng.
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp mà trị giá phục vụ được hạch toán như sau:
- Nếu các bộ phận trong Doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương pháp cung cấp lao động lẫn nhau:
Nợ TK 623: Giá trị đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng
Có TK 154 (Chi tiết đội máy)
- Nếu các bộ phận trong Doanh nghiệp xác định kết quả riêng
Nợ TK 623: Giá bán nội bộ
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp (Nếu có)
+ Trường hợp Doanh nghiệp Xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy:
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh
.Căn cứ vào tiền lương, tiền công trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, kế toán ghi:
Nợ TK 623 (623): Chi phí sử dụng máy
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Có TK 111: Tiền mặt (Nhân công thuê ngoài)
. Xuất kho hoặc mua ngoài nguyên, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công:
Nợ TK 623 (6232)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 152, 153, 111, 112, ...331...
. Trích khấu hao xe, máy sử dụng:
Nợ TK 623 (6234): Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh:
Nợ TK 623( 6237): Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331,111
. Chi phí bằng tiền khác phát sinh:
Nợ TK 623 (6238) :
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
. Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
+ Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công
. Căn cứ vào chứng từ “Hợp đồng thuê máy” kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6277): Chi phí SXC
Có TK 111, 112, 331…
. Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển cho đối tượng sử dụng:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 627 (6277): Chi phí sản xuất chung
Tư vấn kiến thức kế toán
• Phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định
• Cách hạch toán xác định kết quả kinh doanh - TK 911
• Mẫu biên bản điều chỉnh Hóa đơn
• Phân tích làm rõ hơn về Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN