Hướng dẫn xuất hóa đơn Giá trị gia tăng đối với Nhà thầu phụ
Thứ hai, 30.09.2019 10:34Theo Khoản 3 Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp đồng thầu phụ thì:
“Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của Nhà thầu chính hoặc Tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Nếu Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ thì Nhà thầu phụ phải xuất Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) trực tiếp cho Chủ đầu tư hay xuất hóa đơn GTGT cho Nhà thầu chính như thế nào? Kế toán Đức Hà chia sẻ Hướng dẫn xuất hóa đơn Giá trị gia tăng đối với Nhà thầu phụ; Cụ thể như sau:
- Nhà thầu phụ có phải xuất hóa đơn cho nhà thầu chính không?
Tại Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Bộ Tài Chính quy định rõ:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (Trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.
+ Căn cứ quy định trên, về nguyên tắc, người bán phải lập hóa đơn cho người mua, trường hợp Nhà thầu phụ ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với Nhà thầu chính thì Nhà thầu phụ thực hiện xuất hóa đơn GTGT cho Nhà thầu chính.
+ Do đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán đương nhiên theo luật định và theo hợp đồng thầu phụ đã ký. Tức là để được thanh toán, Nhà thầu phụ xuất hóa đơn GTGT cho Nhà thầu chính/Tổng thầu để Nhà thầu chính/Tổng thầu đề xuất Chủ đầu tư thanh toán; Chủ đầu tư sẽ thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ.
- Hướng dẫn xuất hóa đơn Giá trị gia tăng đối với Nhà thầu phụ
Thuế GTGT được xác định theo thời điểm nào? Theo Điều 8 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2018 do Bộ Tài Chính ban hành hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định rõ:
+ Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê: Là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
+ Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu: Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
*Điều luật này cũng quy định về thời điểm xác định thuế GTGT trong các trường hợp khác; Cụ thể như sau:
- Đối với bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung ứng dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Riêng với dịch vụ viễn thông: Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo Hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch: Là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Là thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.
Tư vấn kiến thức kế toán
Hướng dẫn Bút Toán Cuối Tháng DN Sản Xuất
Học thực hành Kế Toán Sản Xuất
• CÁCH HẠCH TOÁN DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN
• 05 Lưu ý quan trọng về Kế toán tài sản cố định thuê tài chính
• Chiết khấu theo bộ chứng từ L/C
• 8 LOẠI GIAO DỊCH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN MẶT