Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  1
iconHôm nay :  1293
iconHôm qua :  4765
iconLượt truy cập : 8526023
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Những lưu ý khi làm thuế nhập khẩu

Những lưu ý khi làm thuế nhập khẩu

Thứ sáu, 03.07.2015 14:41

Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán mới ra trường có sự hình dung rõ hơn về công việc kế toán nhập khẩu ngoài thực tế. Công ty Dịch vụ Đào tạo Kế toán Đức Hà chia sẻ những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu.

1. Hồ sơ nhập khẩu lên kẹp với chứng từ như sau:

- Tờ khai hải quan và các phụ lục;

- Hợp đồng ngoại (Contract);

- Hóa đơn bán hàng (Invoice);

- Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng,…

- Các hóa đơn dịch vụ liên quan đến hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm vận tải quốc tế, vận tải nội địa , kiểm hóa, nâng hạ, phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC), vệ sinh Container, phí chứng từ lưu kho, và các khoản phí khác,…

- Thông báo nộp thuế;

- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước/Ủy nhiệm chi thuế;

- Lệnh chi/Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.

Những lưu ý khi làm thuế nhập khẩu

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu:

- Khi nhận được tờ khai hải quan và bộ hồ sơ về hàng hóa kế toán hạch toán:

2.1. Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu:

Nợ TK 156, 211: Giá trị hàng hóa nhập khẩu (Tính theo tỉ giá ngày thanh toán); ( Không phải tỉ giá trên tờ khai hải quan)

      Có TK 331: Số tiền thanh toán

- Trường hợp thanh toán nhiều lần:

Ví dụ 1: Như chuyển tiền đặt trước tiền hàng, hàng về rồi mới chuyển tiền thanh toán

+ Nếu lãi về tỉ giá hạch toán

Nợ TK 156

      Có TK 515

+ Nếu lỗ về tỉ giá hạch toán

Nợ TK 635

      Có TK 331

2.2. Hạch toán thuế NK phải nộp:

Nợ TK 156: Số thuế nhập khẩu trên tờ khai

      Có 3333: Thuế nhập khẩu

2.3. Hạch toán thuế TTĐB phải nộp (nếu có):

Nợ TK 156: Số thuế trên tờ khai Hải quan

      Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

2.4. Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu (thuế được khấu trừ):

Nợ TK 1331: Số thuế GTGT nhập khẩu trên tờ khai hải quan

      Có TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Khi nộp các loại tiền thuế trên các bạn hạch toán như sau:

- Ghi giảm thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu phải nộp:

Nợ TK 3333

      Có TK 1121

- Ghi giảm số thuế TTDB của hàng nhập khẩu phải nộp

Nợ TK 3332

      Có TK 1121

3. Lưu ý về giá trị hàng nhập khẩu:

- Theo quy định giá tình thuế nhập khẩu là giá mua cộng các chi phí nhập hàng cho đến thời điểm hàng tới cầu cảng Việt Nam. Như vậy nếu các bạn nghiên cứu điều kiện cơ sở giao hàng sẽ hiểu nó gần như tương ứng với các điều kiện C (như CIF, C&F) cho dù các bạn ký với điều kiện nào đi nữa;

- Do đó có một sự không đồng nhất giữa giá tính thuế nhập khẩu, GTGT nhập khẩu của Hải quan khác với giá mua thực tế trên hợp đồng mà không ít các bạn kế toán mới nhầm; Cứ lấy giá trên tờ khai Hải quan làm giá ghi sổ là sai nhé!

- Đó là lý do vì sao trên tờ khai Hải quan các bạn sẽ thường thấy có ghi các khoản chi phí như: I, F, THC,… chỉ là phần Hải quan ấn định để khai thuế.

Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu vào ghi sổ: Hạch toán theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán tỉ giá.

Ví dụ 2: Ngày 01/05/2015 bạn chuyển khoản thanh toán hàng cho 1.000 sp. Tỉ giá ngày hôm đó là 21.000VNĐ/1USD tổng giá trị = 1.000 x 21.000 = 21.000.000VNĐ

Nhưng đến ngày 06/05/2015 hàng mới về đến Việt Nam hôm đó tỉ giá trên tờ khai hải quan là 21.500 VNĐ/1USD (Đây là tỉ giá Hải quan dùng để tính thuế chứ không phải để các bạn xác định giá trị hàng nhập khẩu).

Như vậy giá trị hàng hóa = 21.000.000VNĐ chứ không thể là 1.000 x 21.500 = 21.500.000VNĐ

Kế toán Đức Hà chúc các bạn thành công!!!

Tư vấn kiến thức kế toán

Thông tin
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu