Facebook chat
Danh mục trái
Thông tin đào tạo
Kế toán Đức Hà
Lịch khai giảng
Phàn hồi tử học viên
Học Kế Toán Trực Tuyến
Bản đồ đường đi
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Hướng dẫn in Phiếu thu, Phiếu chi tự động
Việc tìm người
Thống kê truy cập
iconSố người online :  9
iconHôm nay :  2831
iconHôm qua :  4000
iconLượt truy cập : 8516194
Chủ để xem nhiều
HỌC KẾ TOÁN TRỰC TUYẾN ,
Khóa học kiểm tra sai sót và điều chỉnh BCTC các năm cũ ,
Khóa học thực hành kế toán Tổng hợp từ A-Z các loại hình DN ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Thương Mại ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Xuất Nhập Khẩu ,
Khóa đào tạo thực hành Kế toán Xây Lắp ,
Khóa học thực hành kế toán Sản Xuất ,
Khóa học thực hành kế toán Thương Mại & Dịch Vụ ,
Khóa đào tạo thực hành kế toán Nhà Hàng ,
Khóa học thực hành kế toán các loại hình DN theo TT 200/2014/TT-BTC ,
Khóa học thực hành kế toán Hành Chính Sự Nghiệp ,
Khóa học thực hành kế toán trên Phần mềm FAST, MISA ,
Khóa học Phân tích và tìm lỗi sai trong BCTC ,
Lịch khai giảng , Văn bản pháp luật , Tư vấn kiến thức kế toán , Khóa học kế toán thuế , Phản hồi từ học viên , Hướng dẫn học kế toán , Thông tin hoạt động , Giới thiệu , Các khóa đào tạo kế toán , Thực tập kế toán , Dịch vụ kế toán Doanh nghiệp , Liên kết đào tạo , Tư vấn kế toán miễn phí , Việc làm kế toán , Chứng chỉ , Đăng ký khóa học , Các Khóa đào tạo kế toán thực hành trên Excel , Khóa học thực hành kế toán máy , Khóa học nâng cao kỹ năng kế toán , Kế toán thuế trọn gói , Nhận phỏng vấn kế toán , Quyết toán thuế Doanh nghiệp , Hoàn thiện sổ sách - BCTC cuối năm , Việc tìm người , Hỏi đáp , Thông tin nội bộ , Khuyến mại ,
Trang chủTư vấn kiến thức kế toán › Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

Thứ hai, 16.12.2019 10:10

Hiện nay rất nhiều bạn vẫn nhầm lẫn giữa Đối tượng chịu thuế GTGT 0% và Đối tượng không chịu thuế GTGT.

Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

Chính vì vậy, Kế toán Đức Hà chia sẻ rõ hơn cách Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT.

I. Căn cứ pháp lý của đối tượng chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT

Trước khi có thể đi sâu Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT các bạn cần nắm được các văn bản pháp lý hiện hành quy định về các đối tượng này.

1. Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại các văn bản pháp lý:

* Thông tư gốc: ĐIỀU 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

* Thông tư sửa đổi, bổ sung:

-Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 (Sửa đổi Khoản 1 Điều 4, bổ sung Khoản 3a Khoản a Điều 4, sửa đổi bổ sung Khoản 8a Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC).

- Thông tư 130/2016/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Khoản 9, Khoản 16 và Khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

2. Đối tượng chịu thuế GTGT 0% được quy định tại các văn bản pháp lý:

* Thông tư gốc: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

* Thông tư sửa đổi, bổ sung: Thông tư 130/2016/TT-BTC(Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

II. Cách phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

1. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT - So sánh các nhóm đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT

* Các đối tượng không chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng sau đây:

- Các sản phẩm (Đầu vào và đầu ra) của ngành nông nghiệp của cá nhân tự sản xuất, đánh bắt ở khâu BÁN RA và ở khâu NHẬP KHẨU.

- Các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống cộng đồng => Như các dịch vụ bảo hiểm, y tế, vận tải công cộng, chiếu sáng, duy trì vườn hoa, cây cảnh).

- Các hàng hóa, dịch vụ khuyến khích sự phát triển văn hóa - xã hội => Như: Sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuận; Xuất bản phát hành báo sách,…

- Các dịch vụ tài chính ngân hàng.

- Các loại khuyến khích đầu tư, tăng năng lực sản xuất hoặc trong nước chưa ản xuất được => Như: Máy móc, thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được, dây chuyền công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hóa viện trợ nhân đạo.

- Hàng hóa nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước => Như hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh.

- Hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu => Như: Tài nguyên, khoáng sản thô.

- Đối tượng là nhóm cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

- …

* Các đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc coi như xuất khẩu.

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt của Doanh nghiệp chế xuất.

- Vật tải quốc tế.

- …

(Trừ một số trường hợp không đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất 0%).

Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT

2. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT - Quy định về viết hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT

* Ngoài 2 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT 0% thì cần lưu ý thêm về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.

* Chúng ta cùng so sánh 3 trường hợp:

- GIỐNG NHAU: Không phải tính thuế GTGT đầu ra.

- KHÁC NHAU:

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT 0%

Không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

- Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT

- Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

- Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

- Cách ghi hóa đơn:

+ Phần tên hàng hóa dịch vụ ghi rõ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Phần thuế suất: Gạch chéo

+ Phần tiền thuế: gạch chéo

- Cách ghi hóa đơn:

+ Ghi như bình thường hóa đơn chịu thuế 5%, 10%

+ Phần thuế suất: Ghi 0%

+ Phần tiền thuế: Ghi bằng 0.

 

- Cách ghi hóa đơn:

+ Phần thuế suất: Ghi 0%

+ Phần tiền thuế: Ghi bằng 0

 

Tư vấn kiến thức kế toán

Hướng Dẫn In Phiếu Thu, Phiếu Chi Tự Động

Học Thực Hành Kế Toán Các Loại Hình DN Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Kế toán Đức Hà
Các tin khác:


[Trở về] [Đầu trang]

Tại sao các bạn chọn?
Tại sao các bạn chọn chúng tôi?
Học kế toán ONLINE

Video Clip
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA BẢNG CĐPS
Dịch vụ kế toán với chất lượng và hiệu quả cao nhất
Dịch vụ kế toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
Tư vấn kế toán miễn phí
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm FAST, MISA
Văn bản pháp luật
Quyết định; Thông tư; Nghị định; Công văn
Mẫu biểu