Kỹ năng của Kế toán công nợ
Thứ tư, 19.10.2016 14:48Thu hồi nợ trong trường hợp Khách hàng không chịu xác nhận đối chiếu công nợ mặc dù hàng tháng đều có gửi bảng đối chiếu công nợ (Kể cả trong đối chiếu công nợ có ghi: Nếu không ký và không gửi lại thì xem như Khách hàng đồng ý với số trên) hoặc xác nhận và thanh toán cho nhân viên kinh doanh theo từng đơn hàng.
Trải qua một thời gian mà Khách nợ không tiến hành thanh toán; Không có đối chiếu công nợ chứng tỏ công nợ vẫn còn bị tranh chấp và trong quá trinh giải quyết thu hồi nợ về sau có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Do đó, trong quá trình giao dịch các Doanh nghiệp cần chú ý trong việc đề nghị ký xác nhận công nợ.
Trường hợp, trong quá trình hợp tác do không muốn mất lòng đối tác của mình nên đã không thúc dục thường xuyên vấn đề đối chiếu công nợ, gửi đối chiếu công nợ; Khách nợ không ký đối chiếu cũng như không có ý kiến trả lời nhưng nhân viên kế toán vẫn bỏ qua không lưu tâm là một trong những yếu tố có thể gây khó khăn vướng mắc cho quá trình thu hồi công nợ về sau khi không có văn bản xác nhận về số công nợ còn lại.
Khi Khách hàng không chịu ký đối chiếu công nợ thì nhân viên Kế toán cần thực hiện các công việc sau:
1. Khi gửi xác nhận nợ cần chuyển phát có bảo đảm, để có bên thứ ba là bên chuyển phát chứng nhận là đã gửi cho đúng đối tượng.
2. Nếu Khách hàng vẫn không phản hồi, bạn làm công văn nhắc nợ và chuyển phát bảo đảm cho Khách hàng. Sau đó vài ngày bạn gọi điện cho Kế toán trưởng. Nếu Kế toán trưởng không hợp tác bạn nên gọi điện trực tiếp cho Giám đốc tài chính hoặc Giám đốc điều hành bên đó.
3. Nếu Khách hàng vẫn không phản hồi, bạn làm công văn nhắc nợ lần 2 sau đó đưa cho nhân viên chuyên thu nợ của Công ty bạn gửi đi, nhân viên này ngồi lì tại Khách hàng mà đòi nợ. Ngày nào cũng qua chỗ Khách hàng mà ngồi đó đòi nợ 1 tuần liền. Khi đi nhân viên thu nợ nhớ mang theo biên bản làm việc để khi khách hàng có thái độ hợp tác hơn thì dùng biên bản làm việc ngay lập tức yêu cầu khách hàng xác nhận ngày trả nợ.
4. Nếu khách hàng của bạn vẫn ì ra không có bất cứ phản ứng nào khác thì Kế toán công nợ cần lên phương án cân nhắc trong việc cần phải nhờ sự can thiệp của bên thứ ba là các Công ty thu nợ chuyên nghiệp hoặc sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
5. Nếu bên thứ 3 làm việc trong vòng 1 tháng mà vẫn không có hiệu quả, không thu được nợ thì lúc này bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để kiện ra Tòa.
Như vậy, việc chây ỳ không muốn ký đối chiếu công nợ cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Là nhân viên kế toán, chúng ta phải luôn luôn chú ý đôn đốc thanh toán công nợ, hạn chế việc để công nợ tồn tại trong thời gian dài không giải quyết sẽ nảy sinh tâm lý chây ỳ trong Khách nợ; Bên cạnh đó cần chú ý khép chặt pháp lý của hồ sơ để hạn chế thấp nhất những bất lợi trong trường hợp vụ việc phải đưa ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.
Nếu bạn còn vướng mắc vấn đề gì hãy liên hệ với Công ty Dịch vụ Đào tạo Kế toán Đức Hà.
Tư vấn kiến thức kế toán
• Phương pháp trích khấu hao Tài sản cố định
• Phân tích tài chính Doanh nghiệp
• Cách hạch toán xác định kết quả kinh doanh - TK 911
• Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị